Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi 25-55, gây ra những cơn đau buốt sống lưng đột ngột, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể do nhiều nguyên nhân xảy ra, từ chủ quan đến khách quan:
– Tuổi tác: Thoái hóa là quá trình tất yếu theo thời gian của cơ thể con người. Sự lão hóa khiến đĩa đệm bị bào mòn và mất nước, sụn khớp hư tổn, vi thể tổn thương. Khi có sự chèn ép đủ lớn và lâu ngày, bao xơ dễ dàng bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
– Thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc: Những người làm công việc ít vận động như người làm việc văn phòng, tư vấn viên, công nhân, người thường xuyên mang vác vật nặng, người lao động ngồi, đứng quá lâu,… hoặc thói quen làm việc sai tư thế như gù lưng, vẹo lưng, nghe điện thoại bằng tai… sẽ gây áp lực lên cột sống vốn đã yếu ớt và hình thành bệnh.
– Chấn thương: Một cú đánh, một cú ngã hoặc chấn thương trong thể thao, gym… cũng là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị tác động đột ngột và nứt, rách bao xơ.
– Bẩm sinh: Nhiều người có di truyền cột sống yếu, dễ bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Nếu không được theo dõi, thăm khám và điều trị đúng cách, thoát vị đĩa đệm càng nặng từ đó càng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý:
– Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc cúi, xoay người, vươn người lấy đồ trên cao, làm việc nặng, thậm chí có thể đau sau mỗi cơn ho…
– Rối loạn tiểu tiện: Người bệnh có thể bí tiểu, tiểu không tự chủ,… đây là hệ lụy của việc các dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép.
– Đau thần kinh tọa: Người bệnh xuất hiện những cơn đau buốt dọc đường đi của dây thần kinh tọa kéo từ thắt lưng lan qua mông xuống chân.
– Teo cơ: Các tổ chức thần kinh các chi chân và tay bị chèn ép, máu không lưu thông để nuôi cơ khiến cơ tại chân tay bị teo đi, khó khăn trong việc đi lại.
– Rối loạn cảm giác: Tê bì chân tay quá mức khiến người bệnh mất đi cảm giác linh hoạt, thậm chí không cảm nhận được nóng lạnh.
– Liệt: Nếu biến chứng teo chân không được can thiệp sớm, việc liệt chân là điều hoàn toàn có thể
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khó chữa khỏi hoàn toàn, tỷ lệ thành công khi chữa trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Phương pháp điều trị: Thoát vị đĩa đệm không phải căn bệnh dễ chữa bởi vậy cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị như điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, luyện tập… thậm chí là phẫu thuật nếu cần thiết.
– Tình trạng bệnh lý: Thoát vị giai đoạn 1,2,3 có thể điều trị bảo tồn, trường hợp thoát vị quá nặng, có biểu hiện của teo cơ… thì bác sĩ có thể chỉ định mổ để tránh nguy cơ liệt.
– Tính kiên trì: Điều trị thoát vị đĩa đệm đòi hỏi người bệnh phải xác định chăm chỉ và kiên trì, không được bỏ ngang giữa chừng.
Với kinh nghiệm nhiều năm cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt tự hào chữa trị thành công các bệnh lý xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa,…
Với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, dùng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng cắt giảm cơn đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Tại Khoa Đông Y Phục Hồi Chức Năng Bệnh viện Lạc Việt, bằng việc kết hợp phương pháp điều trị thần kinh cột sống và vật lý trị liệu sẽ giải quyết gốc rễ của bệnh – tác nhân gây ra các cơn đau.
– Trị liệu thần kinh cột sống được xem là phương pháp tối ưu. Các bác sĩ chuyên môn dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.
– Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống, máy vận động trị liệu tích cực, thiết bị giảm áp có nhiệm vụ kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa.
Đĩa đệm khi bị sai cấu trúc rất khó trở lại trạng thái ban đầu nếu không có tác động hỗ trợ điều trị từ bên ngoài. Vì vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần biết lắng nghe cơ thể. Nhận biết sớm và tiếp cận đúng phương pháp giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, khả năng phục hồi nhanh, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.