Tầm soát ung thư phổi

Thứ Ba, 29/11/2016

Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Hầu hết các trường hợp ung thư phổi ở Việt Nam được phát hiện đều ở giai đoạn muộn và thời gian sống sau khi được phát hiện đều rất ngắn. Do vậy, việc phát hiện sớm và tầm soát ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng.

tam-soat-ung-thu-phoi

Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào trong các mô phổi một cách không thể kiểm soát. Các triệu chứng lâm sàng của ung thư phổi có thể kể tới như:

  • Triệu chứng về hô hấp: thở khò khè, khó thở, ho nặng kéo dài, ho ra máu…
  • Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, sụt cân, sốt,…
  • Triệu chứng do tế bào ung thư di căn và chèn ép nhiều sang các cơ quan: đau tức ngực dai dẳng, đau xương, khó nuốt , tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên…

Tầm soát ung thư phổi là việc làm vô cùng cần thiết giúp phát hiện bệnh sớm, gia tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh, giảm thiểu chi phí điều trị. Vậy tầm soát ung thư phổi nên được thực hiện với những đối tượng nào?

  • Người trên 40 tuổi.
  • Người có thâm niên hút thuốc lá, hút thuốc liên tục trong nhiều năm
  • Người tiếp xúc nhiều với radon, amiăng hoặc các chất gây bệnh ung thư khác.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi
  • Người từng điều trị ung thư cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi
  • Người mắc bệnh phổi mãn tính

Tầm soát ung thư phổi

Tầm soát ung thư phổi tại Bệnh Viện Hữu Nghị Lạc Việt

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm soát ung thư phổi, Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt xin giới thiệu các xét nghiệm và quy trình tầm soát ung thư phổi, cụ thể:

Bước 1: Bác sĩ khám lâm sàng và hỏi thăm bệnh sử của bệnh nhân.

Người bệnh sẽ được khám lâm sàng với các bác sĩ giỏi chuyên khoa Ung bướu. Các bác sĩ hỏi về bệnh sử của cá nhân, gia đình người bệnh, hỏi xem người bệnh có hút thuốc lá hay không, các triệu chứng người bệnh đang gặp phải nếu có, kiểm tra xem có khối u, bất thường nào trên cơ thể… Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định các xét nghiệm cần thiết.

Bước 2: Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CEA

Sau khi khám lâm sàng, người bệnh được làm xét nghiệm máu để tìm chất chỉ điểm CEA (Carino Embryonic Antigen) giúp phát hiện ung thư phổi sớm.

Bước 3: Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang phổi: Người bệnh được chụp ở hai tư thế là thẳng và nghiêng nhằm phát hiện những đám mờ trong phổi cũng như hình ảnh tràn dịch màng phổi. Bên cạnh đó giúp xác định vị trí, kích thước, hình thái phổi bị tổn thương…

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm thuốc cản quang: Chụp CT cắt lớp là phương pháp được sử dụng sau khi chụp X-Quang và nghi ngờ có khối u xuất hiện trong phổi. Chụp CT giúp xác định những thay đổi nhỏ nhất của phổi, định vị chính xác hơn vị trí khối u, cũng như kích thước và đánh giá được mức độ xâm lấn của khối u..

– Ngoài ra, người bệnh còn được chẩn đoán bằng biện pháp khác như CEA, CYFRA 211, NSE.

Bước 4: Sinh thiết

Nếu như trong quá trình khám có phát hiện khối u hoặc nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể chỉ định thêm sinh thiết để xác định xem khối u là lành tính hay ác tính.

Ngoài tầm soát ung thư phổi, các bạn có thể tham khảo thêm một số kiến thức về ung thư thông qua bài viết:

https://benhvienlacviet.vn/goi-kham-suc-khoe-phat-hien-som-ung-thu.html

Để được tư vấn về căn bệnh ung thư phổi và lên lịch khám tầm soát ung thư phổi, bạn vui lòng liên hệ qua đường dây nóng: 0949 232 115 – Email: news.benhvienlacviet@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp qua địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.