Đo độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?

Thứ Bảy, 15/10/2016

Đo độ mờ da gáy là hoạt động rất thường được các mẹ bầu nhắc nhở nhau khi đang mang thai. Vậy độ mờ da gáy là gì và quan trọng như thế nào, làm sao để xác định được độ mờ da gáy?…Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

đo độ mờ da gáy

 

Đo độ mờ da gáy là gì?

Đo độ mờ da gáy (Viết tắt tiếng anh là NT  – Nuchal translucency ) là xét nghiệm kiểm tra vùng da gáy thai nhi thông qua phương pháp siêu âm, được tiến hành vào tuần thứ 11 – 14 của thai kỳ.Độ mờ da gáy mục đích chính là để chẩn đoán sớm nguy cơ mắc hội chứng down. Kết quả của xét nghiệm đo độ mờ da gáy sẽ là căn cứ để bác sĩ tư vấn sản phụ có cần thêm xét nghiệm chọc ối nữa hay không.

Thời điểm đo độ mờ da gáy có ý nghĩa như thế nào?

Việc thực hiện đo độ mờ da gáy vào tuần 11 đến 14 của thai kỳ là yêu cầu bắt buộc, nguyên do là trước thời điểm này, da gáy sẽ quá mờ để có kết luận chính xác. Sau tuần thứ 14 của thai kỳ thì kết quả đo độ mờ da gáy lại trở về bình thường nhưng không có nghĩa là thai nhi bình thường. Mẹ bầu cần hết sức chú ý những yếu tố này.

Kết quả đô độ mờ da gáy như thế nào là bình thường?

Kết quả đo độ mờ da gáy thường tỷ lệ thuận với tuổi thai khi thực hiện. Với thai nhi 11 tuần thì độ mờ da gáy bằng 2mm là bình thường và với thai nhi 13 tuần 6 ngày, độ mờ da gáy bằng 2,8mm là bình thường.

Thông thường nếu thai nhi có độ mờ da gáy nhỏ hơn 3,5mm thì hoàn toàn không có gì là quá lo lắng và nguy cơ mắc hội chứng Down cũng thấp. Ngược lại thì thuộc nhóm nguy cơ cao