Bệnh lý thận mãn tính là một tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Hiện nay, theo thống kê, nước ta có hơn 8,7 triệu người mắc bệnh thận mạn, chiếm 12,8% số người trưởng thành. Số ca mắc mới mỗi năm lên đến 8.000 người. Trong số đó, bệnh nhân cần điều trị lọc máu do tiến triển của bệnh thận mạn lên đến khoảng 800.000 người.
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc chất thải, độc tố ra khỏi máu, cân bằng điện giải và duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm, cơ thể sẽ đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như cao huyết áp, thiếu máu, bệnh xương và các vấn đề tim mạch.
Tuy nhiên, với những biện pháp phù hợp, chúng ta có thể kiểm soát và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, bảo vệ chất lượng cuộc sống, ngăn chặn sự tiến triển của các bệnh lý liên quan
1. Kiểm soát huyết áp
Duy trì huyết áp ổn định ở mức 140/90 mmHg là điều cần thiết.
Cao huyết áp không chỉ gây hại cho thận, mà còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác cho tim mạch. Việc kiểm soát huyết áp ổn định giúp giảm áp lực lên thận và ngăn ngừa suy thận:
- Hạn chế muối: Giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp chứa nhiều natri.
- Từ bỏ thói quen thuốc lá và hạn chế rượu bia: Hút thuốc làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ ca Tăng cường vận động: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì huyết áp ổn định.
- Tăng cường vận động: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì huyết áp ổn định.
- Duy trì giấc ngủ đủ: Ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm để giúp cơ thể phục hồi và kiểm soát huyết áp tốt hơn.
- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ: Không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi liều lượng khi chưa có chỉ định.
2. Kiểm soát đường huyết
Duy trì đường huyết trong phạm vi mục tiêu không chỉ giúp ngăn ngừa thận tổn thương thêm, mà còn giảm nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến tiểu đường.
3. Chế độ dinh dưỡng ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng thận và ngăn ngừa bệnh tiến triển:
- Tăng cường rau xanh, trái cây: Giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn.
- Lựa chọn thực phẩm ít đạm động vật: Hạn chế thịt đỏ, thay thế bằng cá, trứng, đạm thực vật từ đậu nành, hạt chia.
- Thực phẩm tinh bột: bánh mì nguyên cám, gạo, mì ống, khoai tây cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Protein: Các nguồn lành mạnh như đậu, đậu lăng, cá, trứng, thịt nạc,…nên lựa chọn và điều chỉnh theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây áp lực lên thận.
- Hạn chế tiêu thụ chất béo không lành mạnh, đường và muối vì nó làm xấu đi tình trạng sức khỏe của cả thận và tim.
4. Duy trì vận động thường xuyên: Nên vận động ít nhất 30 phút/ngày
Hoạt động thể chất không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ kiểm soát sức khỏe tim mạch, huyết áp, đường huyết và cải thiện chức năng thận:
- Duy trì thói quen luyện tập ít nhất 30 phút/ngày: Đi bộ, bơi lội, tập yoga giúp giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu.
- Tránh vận động quá sức: Nếu mắc bệnh thận, nên tập luyện với cường độ vừa phải để tránh ảnh hưởng đến thận.
- Kết hợp vận động nhẹ nhàng: Đi bộ ngắn sau ăn, chơi thể thao như khiêu vũ, bơi lội,… hay các bài tập thở, thiền, khí công,… cũng giúp kiểm soát căng thẳng, tốt cho sức khỏe.
Bạn chưa quen với việc vận động, hãy bắt đầu từ từ và tăng dẫn cường độ theo thời gian.
5. Khám sức khỏe định kỳ
Việc khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về thận để có hướng điều trị kịp thời:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Đánh giá chức năng thận, phát hiện sớm các dấu hiệu suy thận.
- Kiểm tra huyết áp, đường huyết thường xuyên: Giúp theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu có dấu hiệu bất thường như phù nề, tiểu ít, mệt mỏi kéo dài, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Kiểm soát bệnh thận đòi hỏi sự kiên trì và thay đổi lối sống lành mạnh. Bằng cách duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kỳ, bạn có thể bảo vệ thận và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ ngay hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh và bền vững!
——————————————–