Điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu

Thứ ba, 25/09/2018

Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu cần nhiều thời gian, tùy theo giai đoạn và mức độ thoái hóa của khớp. Để tránh tình trạng bị các tác dụng phụ nghiêm trọng của việc tự mua thuốc giảm đau hoặc tự đi tiêm khớp để giảm đau, bệnh nhân cần khám và thảo luận với bác sĩ để có kế hoạch điều trị tốt nhất.

Vai trò của vật lý trị liệu trong điều trị thoái hóa khớp gối

Khớp gối là khớp phải chịu áp lực và sức nặng của toàn bộ cơ thể. Khớp gối cũng là khớp phải thường xuyên vận động nên rất dễ bị thoái hóa theo thời gian. Thoái hóa khớp khớp gối là tình trạng tổn thương ở sụn khớp, sụn khớp bị bào mòn và hư hại do lã hóa, chấn thương, chịu lực quá tải trong thời gian dài, do di truyền, viêm khớp, rối loạn chuyển hóa…

Trong điều trị thoái hóa khớp gối, không chỉ điều trị bằng nội khoa hay ngoại khoa mà còn phải kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng để giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối. Đồng thời phục hồi và duy trì chức năng vận động khớp, ngăn ngừa nguy cơ tàn phế, mất khả năng vận động mang lại hiệu quả thậm chí nó còn hơn cả phẫu thuật khớp, thuốc giảm đau.

Điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả tại Bệnh viện Lạc Việt

Khoa Đông Y Phục hồi Chức năng Bệnh viện Lạc Việt đã chữa trị mang lại hiệu quả cao cho rất nhiều bệnh nhân mắc các chứng đau về khớp gối. Với phương châm không dùng thuốc, không phẫu thuật, Khoa Đông Y PHCN Bệnh viện đã áp dụng liệu trình điều trị tiên tiến để chữa lành các tổn thương trên sụn khớp, điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả. Phác đồ điều trị bao gồm các phương pháp:

– Chỉnh hình bàn chân: nhằm chỉnh lại hệ sinh cơ học của bàn chân đã làm mất đi sự cân bằng ở khớp đầu gối.

– Siêu âm điều trị khớp gối thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương, tái tạo và phục hồi các mô sụn, giảm sưng viêm, giảm dịch.

– Bổ sung Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, các chất khoáng vitamin tham gia vào quá trình tổng hợp chuyển hóa nên thành phần sụn.

– Điều trị loãng xương kết hợp điều trị thuốc chống thoái hóa khớp để đạt hiệu quả điều trị cao nhất

– Ngoài ra có thể kết hợp thuốc Y học cổ truyền có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương

– Hướng dẫn các bài tập thể dục chỉnh hình an toàn để cải thiện lâu dài cấu trúc đầu gối, giúp bệnh nhân khôi phục chức năng vận động nhanh chóng. Các bài tập vận động chủ động và thụ động: tập mạnh các nhóm cơ gập – duỗi khớp gối; các nhóm cơ gập – duỗi – dang – áp khớp hông để hỗ trợ khớp gối; tập di động xương bánh chè, tập chịu sức, lên xuống cầu thang…

Để tạo thuận lợi cho việc tập luyện, bệnh nhân nên được đánh giá ban đầu và ở từng giai đoạn, nhằm điều chỉnh chương trình tập luyện cho phù hợp và nhằm tối ưu hóa lực tải đè ép lên các khớp bị ảnh hưởng. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cũng có thể được áp dụng các biện pháp giảm đau như điện sung – điện phân, bó thuốc, siêu âm, hồng ngoại, paraphin, châm cứu, xoa bóp ấn huyệt… Một hình thức tập luyện đã được chứng minh tính hiệu quả và dễ được áp dụng là đạp xe, khi đó các cơ được vận động tối đa mà rất ít gây tải trọng lên các khớp.

Lưu ý đối với người bệnh thoái hóa khớp gối

Để việc điều trị mang lại hiệu quả, người bệnh cần phối hợp và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt nên tuân thủ những lưu ý sau đây:

– Tránh tư thế ngồi xổm để hạn chế mất cân bằng khả năng chịu lực của khớp gối dẫn đến đau khớp khi cử động và thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn. Trước khi đứng dậy, nên co và duỗi khớp gối ở hai chân một cách nhịp nhàng từ 20-30 lần để tránh cử động khớp đột ngột.

– Tránh các động tác vận động mạnh, vận động đột ngột, vận động sai tư thế, mang vác hoặc kéo, đẩy vật nặng.Khi tập đi bộ, bước lên bước xuống cầu thang hay chơi thể thao thì nên sử dụng băng thun hoặc bó gối để cố định khớp gối vững vàng, tránh chấn thương khớp gối.

– Kiên trì thực hiện các bài tập tăng cường cơ xung quanh khớp để hỗ trợ khớp gối được vững vàng hơn. Luyện tập thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên với các môn có lợi cho người bị thoái hóa khớp như bơi lội, tập dưỡng sinh, đạp xe đạp tại chỗ… giúp nâng cao sức khỏe xương khớp và tim mạch.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin D và canxi, dùng các thuốc chống thoái hóa bác sĩ kê đơn (tránh dùng thực phẩm chức năng) để nuôi dưỡng sụn khớp và làm chậm quá trình thoái hóa. Bệnh nhân cũng nên theo dõi cân nặng thường xuyên để tránh nguy cơ thừa cân, béo phì làm tăng sức nặng lên khớp gối.

Tập luyện phục hồi chức năng là biện pháp điều trị hiệu quả đối với người thoái hóa khớp gối thông qua một số cơ chế. Tuy nhiên, quá trình tập luyện rất dễ bị thất bại. Bệnh nhân thường khó duy trì việc tự tập luyện khi triệu chứng đau đã giảm mặc dù đã được bác sĩ phục hồi chức năng hướng dẫn. Để đạt được hiệu quả, tập luyện phục hồi chức năng và hoạt động thể lực phải được thực hiện thường xuyên.