Sỏi niệu quản được đánh giá là loại sỏi nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu. Vậy có cách nhận biết sỏi niệu quản và phương pháp điều trị không?
-
Cách nhận biết sỏi niệu quản
Giống như một số bệnh lý đường tiết niệu khác, sỏi niệu quản cũng có một số biểu hiện đặc hiệu dễ dàng nhận biết như:
- Đau quặn ở vị trí thận xuất hiện đột ngột.
- Đau ở thắt lưng rồi lan xuống vị trí niệu quản, qua bộ phận sinh dục và mặt trong đùi
- Đau ở hố thắt lưng dưới xương sườn rồi lan về phía rốn. Cơn đau này báo hiệu bể thận và đài thận đã bị tắc
- Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt, đái rắt và đái ra máu.
Ngoài cách nhận biết sỏi niệu quản qua tình trạng đau, người bệnh có thể có biểu hiện bị sốt, rét run, buồn nôn và nôn… Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc sỏi niệu quản hàng năm là 81,3 – 300/100.000 ở nam giới và 29,5 – 100/100.000 ở nữ giới và có xu hướng ngày càng gia tăng. Vậy vì sao sỏi niệu quản lại phổ biến ở nước ta như vậy?
- Khí hậu Việt Nam nóng ẩm dẫn đến ra nhiều mồ hôi, nước tiểu bị cô đặc làm cho các tinh thể muối trong nước tiểu bị bão hòa, dễ dàng kết tủa tạo thành sỏi.
- Sử dụng nhiều sữa hoặc các chất canxi pha thêm vào sữa vì làm gia tăng sự lắng đọng canxi trong thận.
- Yếu tố di truyền của các bệnh đường tiết niệu.
- Lao động nặng nhọc, lao động quá sức khi tuổi còn nhỏ.
- Ăn mặn
-
Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản
Hiện nay, điều trị sỏi niệu quản phổ biến là uống thuốc và áp dụng các kỹ thuật xâm lấn. Trong trường hợp sỏi nhỏ, kích thước từ 3-4mm chưa gây ra biến chứng gì sẽ được chỉ dùng dùng thuốc kết hợp theo dõi. Còn trường hợp sỏi to, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp phẫu thuật xâm lấn, phổ biến là các phương pháp:
- Mổ hở
- Tán sỏi niệu quản bằng tia laser
- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi sau phúc mạc
- Tán sỏi ngoài cơ thể
- Lấy sỏi qua da
Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng giải quyết sao cho phù hợp. Tuy nhiên tán sỏi niệu quản bằng laser là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Hiện tại Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt – một trong những cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu Vĩnh Phúc đang áp dụng rộng rãi phương pháp này nhờ những ưu điểm nổi trội như:
- Tán được các viên sỏi có kích thước lớn
- Tán được tất cả các loại sỏi từ các sỏi xù xì, xốp, mềm đến các viên sỏi, nhân sỏi rất rắn
- Ít gây tổn thương đến niệu quản, thận, bể thận, tổ chức xung quanh vị trí viên sỏi nằm
- Thời gian tán sỏi nhanh, trung bình 30 phút
- Hậu phẫu nhẹ nhàng, sau tán sỏi người bệnh có thể ăn uống ngay
- Thời gian nằm viện ngắn trung bình 1 – 2 ngày
-
Cách phòng tránh sỏi niệu quản tái phát
Nếu nhận biết sỏi niệu quản sớm, bệnh hoàn toàn có thể được chữa trị tận gốc. Bên cạnh đó, sau điều trị, bệnh nhân cần có cách phòng tránh phù hợp để sỏi niệu quản không tái phát trở lại. Cụ thể:
- Lưu ý đến chế độ ăn hàng ngày hợp lý, không ăn quá nhiều các sản phẩm có canxi và các chất có thể gây sỏi, cần ăn nhiều rau xanh, trái cây.
- Kiêng ăn mặn, hạn chế ăn thịt động vật…
- Không nén chịu khi buồn đi tiểu.
- Nên uống khoảng 2 lít nước để mỗi ngày bài tiết được hơn 1,5 lít nước tiểu.
- Nếu có dấu hiệu tiểu buốt, dắt thì nên dùng sớm các loại lợi tiểu có sẵn như râu ngô, mã đề…
- Khám sức khỏe định kỳ đề phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu đã bị sỏi, tránh các biến chứng.
Bệnh sỏi niệu quản là một bệnh phức tạp do nhiều yếu tố gây ra mà chúng ta chưa hiểu biết hết. Để có thêm kiến thức về bệnh, vui lòng tham khảo thêm bài viết:
Liên hệ đặt lịch tư vấn và khám chữa bệnh qua hotline: 0965.890.028.