Việc cắt amidan là điều cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể cắt amidan mà phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.
Amidan là gì?
Nếu há to miệng bạn sẽ thấy amidan là 2 miếng mềm và đỏ ở 2 bên thành phía sau vòm họng, được hình thành bởi mô bạch huyết. Mô này có liên quan tới hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm.
Amidan giàu các bạch cầu, một tế bào có khả năng chiến đấu và tiêu diệt virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Có thể nói amidan là một hàng rào chống lại sự viêm nhiễm ở họng và đường hô hấp trên.
Nên cắt amidan khi nào?
Phẫu thuật cắt amidan thường được chỉ định khi bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính (là tình trạng tổn thương tuyến amidan do vi khuẩn hoặc virus gây ra), không thể điều trị bằng thuốc. Nhưng trong nhiều trường hợp, amidan không bị viêm nhiễm song cũng cần thiết được cắt bỏ. Cụ thể:
– Viêm amidan cấp tính hơn 1 tuần và tái phát từ 4-6 lần/năm. Mặc dù đã được điều trị nội khoa tích cực trong khoảng 5 tuần nhưng triệu chứng viêm amidan vẫn không thuyên giảm.
– Viêm amidan gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa, thấp khớp, thấp tim, viêm xoang,…
– Amidan sưng to quá phát, viêm nhiễm nặng, có mủ, gây chèn ép đường thở, người bệnh thường phải thở bằng miệng.
– Amidan không viêm tuy nhiên có kích thước quá to, gây cản trở đến ăn uống, thở khó khăn, ngủ ngáy,… làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống.
– Amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amidan,…
Những trường hợp tuyệt đối không được cắt amidan
Không nên cắt amidan đối với bệnh nhân ở trong tình trạng sau:
– Người mắc các bệnh dễ chảy máu, rối loạn huyết áp, đông máu, suy tim,…không được cắt amidan.
– Trẻ dưới 4 tuổi và người lớn trên 50 tuổi.
– Phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt, mang thai hoặc đang cho con bú.
– Mắc các bệnh tiểu đường, giang mai, lao, AIDS.
– Khi có viêm nhiễm cấp tính tại vùng xung quanh amidan, mũi, xoang,…
Nếu cần tư vấn về bệnh viêm amidan vui lòng liên hệ Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt qua hotline 0949 232 115 để được hỗ trợ.