Trầm cảm sau sinh không phải là chứng bệnh hiếm gặp. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 15-25% trong 12 tháng sau sinh. Bệnh có thể nhẹ hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài thậm chí có thể không tự hết nếu không có biện pháp can thiệp.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là bệnh lý dễ gặp thường xuất hiện khoảng 4 tuần sau sinh với 10 dấu hiệu nhận biết sau:
1/ Cảm xúc hay thay đổi, dễ bùng nổ (mood swings trong baby blues)
2/ Cảm thấy buồn bã cả ngày.
3/ Cảm giác khó thở như bị đè chặt
4/ Lo lắng quá mức với các biểu hiện bồn chồn, bất an.
5/ Từ chối các giao tiếp xã hội.
6/ Giảm trí nhớ và kém tập trung.
7/ Khóc nức nở, lo sợ với những lý do nhỏ nhặt)
8/ Rối loạn giấc ngủ.
9/ Chán ăn.
10/ Cảm giác kiệt sức và mất năng lượng.
Các yếu tố nguy cơ thúc đẩy trầm cảm sau sinh
– Có tiền sử đã từng bị trầm cảm trước đó: Đau đầu, căng thẳng lo âu trước đó là nguyên nhân gây bệnh trầm cảm sau sinh
– Có tiền sử bị rối loạn lưỡng cực đặc biệt là type 2 (thể rối loạn lưỡng cực với xu thế trầm nhiều hơn)
– Có tiền sử đã từng bị rối loạn lo âu trước đó.
– Có biến cố tâm lý trước ngày sinh (mất người thân, mất việc làm, bạo hành gia đình…)
– Có tiền sử lạm dụng rượu hoặc ma túy.
Các yếu tố thúc đẩy trầm cảm bao gồm những khó khăn về kinh tế, có thai ngoài ý muốn, mang thai và sinh không có thân nhân, bạn bè. Tại Việt Nam thì thêm yếu tố gia đình chồng. Trẻ sinh non, trẻ có bệnh, trẻ quấy khóc nhiều làm người mẹ quá vất vả.
Khi phát hiện người mẹ sau sinh có dấu hiệu bất thường về tâm lý, gia đình cần cân nhắc việc đưa họ tới khám bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị càng sớm sẽ càng đạt được hiệu quả cao.
Trên đây là những chia sẻ của Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt liên quan đến bệnh trầm cảm sau sinh. Nếu bạn đọc có bất cứ băn khoăn thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ hotline: 0949.232.115 để được hỗ trợ.