Viêm gan B là gì? Biến chứng, đường lây và cách phòng tránh

Thứ Bảy, 09/12/2023

Bệnh viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe lớn toàn cầu và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ như suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Vậy viêm gan B là gì? Nó lây truyền qua đâu, có biến chứng gì nguy hiểm không và biện pháp phòng tránh là gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ tất cả các vấn đề liên quan đến viêm gan B.

Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra. Biến chứng của viêm gan B gây ra có thể rất nguy hiểm như: tổn thương gan, hủy hoại tế bào gan,… Và cũng là căn nguyên hàng đầu gây ung thư gan. 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hiện tại có hơn 2 tỷ người virus viêm gan B. Và có khoảng 400 triệu người mắc viêm gan B mãn tính. Trong đó, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới. Bởi ở Việt Nam, ước tính có khoảng 8-10% dân số nhiễm virus viêm gan B. Điều đáng quan tâm là virus viêm gan B thường tiến triển âm thầm. Các triệu chứng rất khó phát hiện nếu không xét nghiệm máu. Vì vậy, có đến 90% người bị viêm gan B không biết về tình trạng bệnh của mình. 

Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm bị viêm gan B cao
Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm bị viêm gan B cao

Phân loại viêm gan B

1. Viêm gan B cấp tính

Đây là tình trạng nhiễm viêm gan B trong ngắn hạn. Trong khoảng thời gian là 6 tháng kể từ khi người bệnh tiếp xúc với virus HBV. Đa phần người bệnh không có triệu chứng hay chỉ bị nhẹ ở giai đoạn này. 

Những người ở độ tuổi trưởng thành bị nhiễm viêm gan B cấp thường có thể tự đào thải virus ra khỏi cơ thể nhờ hệ miễn dịch. Có đến 90% người trưởng thành bị nhiễm HBV có thể tự khỏi. Tuy nhiên, ngược lại nếu hệ miễn dịch không thể tự loại bỏ, viêm gan B cấp sẽ tiến triển sang dạng mãn tính. 

2. Viêm gan B mãn tính

Đây là tính trạng nhiễm viêm gan B kéo dài trên 6 tháng mà không bị loại bỏ và tiếp tục tồn tại một cách âm thầm. Tuổi mắc viêm gan B cấp tính càng nhỏ thì nguy cơ phát triển thành viêm gan B mạn tính càng cao. Tỷ lệ nguy cơ phát triển thành viêm gan B mạn tính theo độ tuổi như sau:

    • Trẻ sơ sinh: 90%
    • Trẻ em từ 1-5 tuổi: 25% – 50%
    • Người lớn: Khoảng 5%

Trong viêm gan B mãn tính được chia làm 2 loại là:

    • Nhiễm viêm gan B thể không hoạt động (thể ngủ): Trong trường hợp này, người nhiễm viêm gan B ở thể người lành mang mầm. Người bệnh vẫn sinh hoạt, học tập bình thường và chung sống hòa bình với virus. 
    • Nhiễm viêm gan B mãn thể hoạt động: Không giống với viêm gan B mãn thể ngủ. Virus viêm gan B thể hoạt động không ngừng sinh sôi, nảy nở. Đây là giai đoạn mà bệnh nhân cần phải tiến hành điều trị viêm gan B sớm. Nếu không nó sẽ gây tổn hại đến gan. Có thể dẫn đến các biến chứng của viêm gan B  nguy hiểm như: xơ gan, suy gan, ung thư gan. 
Viêm gan B mãn tính là khi virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể hơn 6 tháng
Viêm gan B mãn tính là khi virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể hơn 6 tháng

Triệu chứng của viêm gan B

Triệu chứng viêm gan B thường không rõ ràng nên người bệnh rất khó nhận biết và không hề hay biết. Tuy nhiên, nó có thể gây hại nặng nề đến gan sau một thời gian phát triển âm thầm. Những trẻ em dưới 5 tuổi hoặc những người bị suy giảm miễn dịch thì khi mắc viêm gan B cấp thường không có triệu chứng nào rõ ràng. Trong khi đó, các đối tượng còn lại từ 30-35% thì thường sẽ có các dấu hiệu, triệu chứng viêm gan B như sau:

    • Sốt
    • Mệt mỏi
    • Chán ăn, ăn không ngon
    • Đau bụng, buồn nôn
    • Nước tiểu đậm màu, phân nhạt màu
    • Vàng da
Dấu hiệu viêm gan b
Đau bụng, buồn nôn là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm gan B

Đối tượng dễ mắc viêm gan B

Viêm gan B là căn bệnh mà bất cứ ai cũng có thể mắc. Tuy nhiên có những đối tượng dễ mắc bệnh cao hơn. Họ cần phải có những biện pháp phòng cũng như tiêm phòng vacxin viêm gan B :

    • Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm virus viêm gan B
    • Người có quan hệ tình dục đồng giới nam
    • Người có tiền sử tiêm chích ma túy
    • Người trên cơ thể có xỏ lỗ hoặc xăm hình 
    • Người sống cùng với người nhiễm viêm gan B
    • Những nhân viên phòng thí nghiệm, người làm trong lĩnh vực y tế
    • Nhân viên chăm sóc sức khỏe và người có tiếp xúc với máu trong công việc
    • Bệnh nhân đang điều trị chạy thận nhân tạo

Đường lây truyền của virus viêm gan B

Cơ chế lây nhiễm của virus viêm gan B giống với virus HIV. Tuy nhiên khả năng lây truyền của virus viêm gan B cao hơn gấp 50-100 lần so với HIV. Đường lây truyền của virus viêm gan B thường lây qua 3 đường chính:

1. Lây truyền qua đường máu

Đường máu là đường lây truyền của virus viêm gan B có thể dễ dàng lây qua nhất. Nó lây qua các hình thức phổ biến sau:

    • Dùng bơm kim tiêm chung, nhất là tiêm chích ma túy
    • Nhận, truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu có chứa virus
    • Xăm hình, xỏ khuyên hoặc thực hiện các thủ thuật về y tế, thẩm mỹ không đảm bảo
    • Dùng chung với người bị nhiễm các vật dụng cá nhân: dao cạo râu, bàn chải đánh răng,… với người bị nhiễm bệnh

2. Lây truyền từ mẹ sang con

Lây truyền từ mẹ sang con là con đường lây truyền của virus viêm gan B phổ biến nhất. Do đó, để kiểm soát được dịch HBV thì cần phải có biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con. 

Trong trường hợp không có bất kỳ can thiệp phòng ngừa nào với những mẹ có tải lượng virus cao trong máu thì nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con lên đến 70% – 90%.  Mẹ có nồng độ virus càng cao thì nguy cơ lây truyền càng cao. Ngay cả khi trẻ sơ sinh được chủng ngừa viêm gan B. 

Chính vì vậy, phụ nữ mang thai có nồng độ cao cần được điều trị dự phòng kháng virus trong thai kỳ. Điều này giúp ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con và bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi sự lây nhiễm. 

Con đường lây truyền virut viêm gan B phổ biến nhấy là lây từ mẹ sang con.
Con đường lây truyền virut viêm gan B phổ biến nhấy là lây từ mẹ sang con.

3. Lây truyền qua quan hệ tình dục

Virus viêm gan B có thể lây truyền qua đường quan hệ tình dục khác giới hoặc đồng giới nếu không có biện pháp phòng tránh an toàn. 

Ngoài ra, viêm gan B không lây lan qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm,… Hay ho, hắt hơi, ăn thực phẩm được nấu bởi người mang virus viêm gan B.

Biến chứng của viêm gan B

Khi người bệnh bị viêm gan B cấp thì thường không có biến chứng nào xảy ra. Mà biến chứng chỉ xảy ra khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Các biến chứng của viêm gan B mãn tính nguy hiểm có thể xảy ra như:

    • Suy gan: Đây là tình trạng mà nhiều tế bào sẽ bị tổn thương cùng một lúc và một cách ồ ạt do viêm gan B gây ra. Từ đó có thể cần phải ghép gan để điều trị. Thậm chí chúng làm tăng nguy cơ tử vong.
    • Xơ gan: Viêm gan B kéo dài sẽ hình thành nên các mô sẹo ở gan. Từ đó gây xơ gan, làm suy giảm khả năng hoạt động của gan. 
    • Ung thư gan: Nếu không điều trị viêm gan B mãn tính thì người bệnh có nguy cơ tiến triển thành ung thư gan.
    • Các vấn đề sức khỏe khác: Những người bị viêm gan B mãn tính có thể bị viêm mạch máu, viêm thận.

Xét nghiệm, chẩn đoán viêm gan B

Các bác sĩ cần phải yêu cầu người bệnh tiến hành xét nghiệm viêm gan B để chẩn đoán chính xác bệnh. Trên cơ sở lâm sàng, không thể phân biệt viêm gan B với bệnh viêm gan do các tác nhân virus khác. 

Các xét nghiệm viêm gan B thường được chỉ định nhất bao gồm:

    • Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg): Xét nghiệm này nhằm xác định người bệnh đã nhiễm virus viêm gan B chưa. Nếu dương tính nghĩa là người bệnh đã bị nhiễm virus. 
    • Kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAb hay Anti HBs): Nếu dương tính nghĩa là người bệnh đã có kháng thể chống lại virus. Điều này có nghĩa là người bệnh đã tiêm vacxin viêm gan B hoặc đã từng nhiễm viêm gan B trước đó.
    • Kháng nguyên vỏ virus viêm gan B (HBeAg): Nếu có xuất hiện HbeAg thì chứng tỏ virus đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh.
    • Kháng thể kháng kháng nguyên lõi virus viêm gan B (Anti HBc): Immunoglobulin M (IgM) và Immunoglobulin G là 2 loại kháng thể của HBcAb. HBcAb IgM sẽ gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn viêm gan B cấp hoặc đợt cấp của viêm gan B mãn tính. HBcAb IgG xuất hiện trong giai đoạn viêm gan mãn tính. 
    • Xét nghiệm HBV-DNA: Xét nghiệm này giúp các bác sĩ đánh giá mức độ virus đang nhân lên trong cơ thể. Nồng độ càng cao, chứng tỏ virus nhân lên càng nhiều, tính lây truyền càng cao. 

Kháng thể HBsAg và HBcAg IgM là đặc trưng của viêm gan B cấp tính. Viêm gan B mãn tính là đặc trưng bởi sự tồn tại của HBsAg trong ít nhất 6 tháng. 

Phương pháp điều trị viêm gan B

1. Điều trị viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính thường chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong cơ thể và có thể tự khỏi. Thông thường người lớn sẽ tự khỏi khi bị nhiễm bệnh. Vì vậy, người bệnh không nhất thiết phải điều trị khi bị viêm gan B cấp tính. Mà người bệnh nên nghỉ ngơi, ăn uống sinh hoạt hợp lý, khoa học. 

Mặc dù vậy, vẫn có một số trường hợp nghiêm trọng mà người bệnh cần phải điều trị viêm gan B bằng cách dùng thuốc kháng virus hoặc nhập viện để ngăn ngừa biến chứng.

2. Điều trị viêm gan B mãn tính

Nếu viêm gan B đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì người bệnh cần phải điều trị suốt đời. Điều trị sẽ giúp làm giảm nguy cơ biến chứng của viêm gan B và phòng ngừa lây nhiễm sang cho người khác.

Các phương pháp điều trị viêm gan B mãn tính bao gồm:

    • Dùng thuốc uống ức chế sự sao chép của virus viêm gan B để làm chậm khả năng gây hại cho gan.
    • Thuốc tiêm interferon để kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt virus và các tế bào bị virus xâm nhập. 
    • Khi gan đã bị tổn thương nghiêm trọng  thì các bác sĩ sẽ đề nghị ghép gan để điều trị.
Dùng thuốc hay tiêm interferon là phương pháp điều trị viêm gan B mạn tính
Dùng thuốc hay tiêm interferon là phương pháp điều trị viêm gan B mạn tính

Biện pháp phòng bệnh viêm gan B

Biện pháp tốt nhất để phòng tránh nhiễm virus viêm gan B là tiêm phòng vacxin viêm gan B. Ngoài ra cũng cần phải hạn chế các cách làm giảm khả năng lây truyền của virus viêm gan B.

1. Tiêm phòng vacxin viêm gan B

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 19 tuổi chưa tiêm cần phải được tiêm phòng vacxin viêm gan B. Đặc biệt, trẻ em ngay sau khi sinh. Đối tượng này cần phải được tiêm phòng vacxin viêm gan B mũi đầu tiên càng sớm càng tốt. Sau đó, mũi thứ 2 hoặc thứ 3 cần có khoảng thời gian cách nhau tối thiểu 4 tuần.

Đối với người lớn, trước khi tiêm phòng vacxin viêm gan B cần làm xét nghiệm máu để biết cơ thể mình đã nhiễm virus hoặc có kháng thể hay chưa. Nếu cơ thể chưa từng nhiễm virus viêm gan B và chưa có kháng thể viêm gan B thì cần tiêm phòng 3 mũi theo phác đồ. Mũi 2 cách mũi một 1 tháng và mũi 3 cách mũi một 6 tháng. 

Tiêm vacxin phòng viêm gan B tại bệnh viện hữu nghị Lạc Việt
Tiêm vacxin phòng viêm gan B tại bệnh viện hữu nghị Lạc Việt

2. Các biện pháp phòng tránh khác

Dựa vào con đường lây truyền của virus viêm gan B, ngoài việc tiêm phòng vacxin phòng viêm gan B. Các chuyên gia đưa ra một số khuyến cáo về các biện pháp phòng tránh khác như sau: 

    • Tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm 
    • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với máu, vết thương hở hay dịch cơ thể của người khác
    • Tránh sử dụng chung các vật sắc nhọn
    • Các vết thương hở thì cần phải băng kín để tránh bị lây nhiễm
    • Quan hệ tình dục chung thủy, an toàn, sử dụng biện pháp phòng tránh lây nhiễm như bao cao su,…
    • Đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị và theo dõi tình trạng bệnh.

Địa điểm xét nghiệm, tiêm phòng và điều trị bệnh viêm gan B 

Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt là cơ sở y tế có đầy đủ tất cả các dịch vụ về xét nghiệm, tiêm phòng, điều trị bệnh viêm gan B. Và cả khám, điều trị cách bệnh liên quan đến gan. Ví dụ như xơ gan, suy gan hay ung thư gan,…

Hiện tại, bệnh viện Lạc Việt đang thực hiện xét nghiệm bằng hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa Miễn dịch tự động Cobas Pro. Đây là hệ thống máy đến từ tập đoàn Roche – Hitachi (Thụy  Sĩ – Nhật Bản) hiện đại bậc nhất Đông Nam Á có trị giá lên đến 32 tỷ đồng. Với một loạt những ưu điểm vượt trội như:

    • Tự động hóa hoàn toàn
    • Công suất có thể đáp ứng cho những phòng xét nghiệm lớn, hoặc rất lớn.
    • Rút ngắn tối đa thời gian trả kết quả xét nghiệm và đạt độ chính xác cao
    • Thực hiện được các xét nghiệm chuyên sâu
Hệ thống xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch tự động Cobas Pro tại bệnh viện Lạc Việt có giá trị lên đến 32 tỷ đồng
Hệ thống xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch tự động Cobas Pro tại bệnh viện Lạc Việt có giá trị lên đến 32 tỷ đồng

Bên cạnh đó, bệnh viện còn có đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Cùng trang thiết bị hiện đại và cơ sở vật chất tiên tiến, chất lượng. Bệnh viện hiện tại có 2 cơ sở nằm tại Vĩnh Yên và Phúc Yên. Nhu cầu khám chữa bệnh của những bệnh nhân trong khu vực Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận hoàn toàn có thể đáp ứng.


Hệ thống Bệnh viện Lạc Việt

🏥 LVFH Vĩnh Yên: Đường Nguyễn Tất Thành, Định Trung, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
☎ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 1900 1269 hoặc 0949 232 115
🏥 LVFH Phúc Yên: Đường Hai Bà Trưng, Hùng Vương, TP. Phúc Yên, Vĩnh Phúc.     
☎ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0837 732 115