Những điều cần biết về lạc nội mạc tử cung

Thứ hai, 23/08/2021
Trước tiên ta hiểu nội mạc tử cung là lớp bề mặt bên trong của tử cung, ở tuổi sinh đẻ nội mạc tử cung (niêm mạc) tử cung phát triển và chế tiết phụ thuộc vào nội tiết 2 nội tiết: Estrogen, progesterone. Khi có thai nội mạc tử cung giúp thai làm tổ bám rễ để nuôi dưỡng túi thai phát triển; nếu không có thai nội mạc tử cung cứ mỗi một chu kỳ sẽ bong rụng ra và chảy máu gọi là kinh nguyệt.
 Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) được hiểu nôm na là: mô tế bào của niêm mạc tử cung phát triển lạc chố ở bất kỳ vị trí nào đó của cơ thể, tại đó tế bào nội mạc tử cung cũng phát triển cùng với mỗi chu kỳ kinh. Khi đó mỗi kỳ kinh nguyệt tổ chức niêm mạc của khối LNMTC cũng bong rụng chảy máu giống như hiện tượng chảy máu kinh nguyệt trong buồng tử cung. Lượng máu tại khối lạc nội mạc nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng tế bào niêm mạc tử cung của khối LNMTC tại vị trí đó: mới hình thành hay đã lâu, nhiều hay ít.
Nguyên nhân: nguyên nhân LNMTC chưa được nhận định chính xác các nhà khoa học cho rằng có thể tế bào nội mạc trôi dạt theo đường bạch huyết; hoặc máu kinh trào ngược theo vòi tử cung vào ổ bụng phát triển ở quanh tử cung.
Vị trí LNMTC: tế bào nội mạc tử cung có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể nhưng chủ yếu gặp ở những vị trí dễ tiếp cận với niêm mạc tử cung: Tại buồng trứng (hay gặp); trong cơ tử cung; trực tràng; âm đạo; tầng sinh môn; và thành bụng; hoặc có thê ở xa hơn quanh các tạng; phổi;….
Tư Cung
        (H.ả: mô phỏng các vị trí LNMTC quanh tử cung)
Biến chứng của LNMTC:
– Đau, thường xuất hiện đau trong chu kỳ kinh nguyệt có thể đau nhiều hoặc ít; đau chỉ xẩy ra trong một vài ba ngày hay đau thường xuyên liên tục nếu khối u lạc càng lớn dính xâm lấn vào các tổ chức xung quanh.
– Băng kinh, rong kinh rong huyết (với trường hợp LNMTC tại cơ tử cung) gây thiếu máu, mệt mỏi;
– Dính: đặc biệt lạc nội mạc buồng trứng thường gây dính buồng trứng – tử cung; dính trực tràng –Tử cung; Dính trực tràng âm đạo … lâu ngày có thể thủng trực tràng..
Vô sinh: đặc biệt lạc nội mạc tại tử cung, tại buồng trứng, quanh tử cung, là một trong những nguyên nhân gây sô sinh những tường hợp này nếu được phát hiện sớm nên phẫu thuật lấy khối u lạc càng sớm càng tốt.
– Ung thư là biến chứng ít gặp nhưng có thể có trường hợp biến chứng ung thư.
Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng đau theo chu kỳ kinh nguyệt, vị trí của khối, nhận định trực tiếp (các vị trí ở thành âm đạo, tầng sinh môn, thành bụng): nhìn tổ chức khối có màu sắc như: đỏ nâu, nâu, đen, xanh đen. Khối thường không có ranh giới rõ ràng tổ chức lành xung quanh xơ rắn và đau. Nhận định qua hình ảnh siêu âm, chụp cắt lơp vi tính.
Siêu âm Sản

(H.ả: siêu âm LNMTC tại buồng trứng) 

Lạc Nội Tử Cung

     (H.ả: ca phẫu thuật nội soi LNMTC tại buồng trứng trái)

Xử trí: phụ thuộc vào tuổi, số lần sinh đẻ, còn nguyện vọng sinh con hay không; biến chứng nặng hay nhẹ? Vị trí của khối u lạc? Mà có thể điều trị nội khoa hay phẫu thuật.
Lời khuyên: LNMTC không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại là bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc bệnh mà còn ảnh hưởng đến cả cuộc sống hạnh phúc lứa đôi.
Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào trong độ tuổi sinh đẻ (từ khi sau dậy thì). Vì vậy nếu theo dõi chu kỳ kinh nguyệt thấy có dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế hoặc gặp bác sỹ chuyên khoa khám giúp phát hiện sớm bệnh lý LNMTC để được tư vấn và xử trí sớm.
LNMTC khó xử trí triệt để dễ tái phát. Vì vậy, nếu có nguyện vọng sinh con, nên chủ động mang thai sớm, đặc biệt là các trường hợp bị lạc nội mạc trong cơ tử cung, hoặc vô sinh hiếm muộn do ảnh hưởng của LNMTC nên việc thụ tinh ống nghiệm.
Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa I. Phan Hồng Chín, Phó giám đốc Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt