Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)

Thứ năm, 31/12/2015

Thế nào là chụp cộng hưởng từ hạt nhân (chụp MRI)chụp mri

Chụp MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân, là phương pháp thu hình ảnh từ cơ quan cơ thể sống và quan sát lượng nước bên trong cấu trúc của các cơ quan cơ thể. Ảnh cộng hưởng từ hạt nhân dựa trên hiện tượng vật lý là hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân.

Ngày nay, phương pháp Chụp MRI được sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật chụp MRI đặc biệt có giá trị trong việc chụp ảnh chi tiết não bộ hoặc dây cột sống. Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ hạt nhân mang lại nhữnh hình ảnh 3 chiều, các bác sĩ có thể nắm được thông tin về nơi đang bị thương tổn. Những thông tin như vậy rất có giá trị trước khi phẫu thuật, chẳng hạn như tiểu phẫu não.

Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (chụp MRI) có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Ở thời điểm hiện tại, chụp MRI được áp dụng để kiểm tra hầu hết các cơ quan nội tạng trong cơ thể, hơn nữa vô cùng hiệu quả trong việc chụp ảnh chi tiết não, dây thần kinh hoặc cột sống. Chụp MRI cho kết quả hình ảnh chất lượng cao có độ tương phản và độ phân giải tốt, giúp bác sĩ đánh giá một cách chi tiết hiệu quả các tổn thương trong cơ thể người bệnh và chẩn đoán chính xác, chụp MRI trong nhiều tình huống còn được đánh giá là tốt hơn so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, Xquang và chụp cắt lớp CT.

Quá trình chụp MRI gần như hoàn toàn không gây tác dụng phụ nhiều như chụp CT và chụp Xquang. Chụp MRI cho phép tìm ra các dấu hiệu bất thường ẩn sau các lớp cơ xương mà các phương pháp chiếu chụp khác không làm được. Ngoài ra chụp MRI còn có thể cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác hơn so với tia X trong việc chẩn đoán các vấn đề về tim mạch.

Bệnh nhân cần làm gì khi chụp MRI?chụp MRI

Khi tiến hành chụp MRI, bệnh nhân cần tuân thủ chính xác yêu cầu của bác sĩ và nhân viên kỹ thuật. hiện tại vẫn chưa thấy tác hại của từ trường đối với cơ thể. Nhưng cần chú ý rằng từ trường của máy chụp MRI có thể gây hại đến các thiết bị hoặc bộ phận cấy ghép bằng kim loại bên trong cơ thể. Chính vì thế, người chụp cần báo cho nhân viên phòng chụp MRI về việc đặt trong cơ thể: răng giả, máy tạo nhịp tim, dùng máy trợ thính, dùng van tim nhân tạo, đinh nội tủy hay sử dụng kim loại kết hợp xương, cấy ghép thiết bị điện tử, mảnh đạn trong người, vòng tránh thai T Cu 380A, … cần lấy ra mọi vật bằng kim loại khỏi cơ thể trước khi chụp MRI.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tháo các vật dụng có kim loại như đồ trang sức, đồng hồ, kẹp tóc, chìa khoá, máy tính, thẻ tín dụng, máy điện thoại di động, … vào phòng chụp MRI. Bệnh nhân cũng cần nằm yên để có chất lượng hình ảnh tốt nhất, không nên cử động trong lúc chụp MRI. Trong một vài trường hợp cần phải tiêm thuốc tương phản từ trước khi chụp, nhân viên y tế sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử dị ứng với thuốc, tiền sử bệnh về thận trước khi chụp và ký giấy cam kết. Thuốc tương phản từ dùng trong chụp MRI không gây độc cho cơ thể nhưng có thể gây một số dị ứng với các biểu hiện bên ngoài như buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt, tê rần tay, chân và nổi mẩn ngứa. Tuy nhiên nếu so với tác dụng dị ứng của thuốc cản quang thì thuốc tương phản từ có tỷ lệ gây dị ứng thấp hơn nhiều lần. Các tác dụng ngoại ý này thường nhẹ và mất hẳn sau khi dùng thuốc chống dị ứng.

Các bộ phận được chỉ định chụp MRI

 

1-SỌ NÃO: -U não, u dây thần kinh sọ não,…

-Chấn thương sọ não, động kinh..

-Tai biến mạch máu não

– Bệnh lý viêm não, màng não.

– Các dị tật bẩm sinh não: Teo não, khuyết não,…

2-HỐC MẮT: Các tổn thương thuộc nhãn cầu, ngoài nhãn cầu, dây thần kinh thị giác (U, chấn thương, viêm…)
3-TAI MŨI HỌNG: U, chấn thương, viêm tai mũi họng
4-CỘT SỐNG: MRI chẩn đoán chính xác các bệnh lý cột sống, đĩa đệm, các dây chằng và tủy sống như:

– Thoái hóa, Lồi và thoát vị đĩa đệm.

– U tủy sống và các bệnh lý tủy sống: Rỗng tủy, xơ cứng rải rác, thoát vị màng não tủy

– Chấn thương: Chảy máu, phù tủy, gãy xương.

– Viêm nhiễm: Viêm cột sống – đĩa đệm nhiễm trùng, lao cột sống, viêm tủy…

5-BỤNG CHẬU: Các bệnh lý gan, thận, lách, tụy và đường mật (MRCP), như U gan , U tuyến thượng thận, U tụy, u tử cung, sa trực tràng, sa âm đạo,…
6-VÚ: MRI cũng có thể được sử dụng để phát hiện các tổn thương ở vú như: Các u lành tính và các tính, các viêm nhiễm,…
7-CƠ XƯƠNG KHỚP: MRI cho hình ảnh có độ nét cao các cấu trúc cơ, dây chằng, sụn, xương, tủy xương, mỡ, mạch máu.

– Khớp gối: Rách sụn chêm, đứt dây chằng chéo…

– Khớp háng: Hoại tử vô khuẩn, viêm khớp háng….

– Các khớp khác: Khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp cổ chân.

– Viêm xương và mô mềm.

– U xương và mô mềm.

Ngày 12/12/2015, Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt chính thức đưa vào sử dụng máy chụp MRI (Cộng hưởng từ hạt nhân).


chụp mri bệnh viện Lạc vVệt

Chụp Cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) được Bảo hiểm y tế thanh toán.

Từ ngày 1.1.2016, Quý khách đăng kí Khám chữa bệnh ban đầu trong tỉnh Vĩnh Phúc khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện được tính là đúng tuyến – KHÔNG CẦN GIẤY CHUYỂN VIỆN.

Từ 1.3.2016, quý khách có thẻ Bảo hiểm y tế khi nằm điều trị Nội trú được hưởng các mức thanh toán như sau:

1. Hưu trí 100%

2. Công chức, tự nguyện: 80% (nộp thêm 350.000 đồng)

3. Hộ nghèo: 95% (nộp thêm 87.500 đồng)

Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt xin trân trọng cảm ơn!