Chạy thận nhân tạo có nguy hiểm không? Những biến chứng có thể gặp phải

Thứ Năm, 30/05/2024

Chạy thận nhân tạo là một phương pháp điều trị được sử dụng khi thận không còn khả năng hoạt động bình thường. Quá trình này giúp loại bỏ các chất hại, dư thừa ra khỏi máu, giúp cơ thể duy trì cân bằng hóa học và áp suất máu ổn định. Vậy chạy thận nhân tạo có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây!

Chạy thận nhân tạo có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm
Chạy thận nhân tạo có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm

Những trường hợp bệnh nhân cần phải chạy thận nhân tạo?

Chạy thận nhân tạo cấp cứu:

Đây là trường hợp mà người bệnh cần lọc máu nhằm cải thiện sự ổn định và cơ hội sống sót:

  • Không đáp ứng với điều trị nội khoa, thiểu niệu hoặc vô niệu;
  • Ure máu cao hơn 30 mmol/l;
  • Kali máu cao hơn 6 mmol/l, K+ tăng nhanh, trên điện tâm đồ có nhịp chậm, rối loạn nhịp tim thất bại với điều trị nội khoa;
  • Tăng gánh thể tích, áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng, biến chứng phù phổi;
  • Toan máu nặng pH dưới 7.2;
  • Na+ máu cao hơn 150 mmol/l hoặc thấp hơn 115 mEq/l;

Chạy thận nhân tạo chu kỳ:

  • Suy thận mạn giai đoạn cuối có mức lọc cầu thận dưới 15ml/phút.

Quy trình chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào?

Chạy thận nhân tạo là phương pháp thẩm tách máu bên ngoài cơ thể bằng máy. Phương pháp này được chỉ định điều trị cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối hoặc suy thận cấp diễn tiến nhanh. Hoặc bị dư nước, tăng kali máu, toan máu nhưng không đáp ứng với thuốc điều trị.

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, điều dưỡng sẽ cắm hai cây kim vào cánh tay của bệnh nhân. Nơi có cầu nối mạch máu hoặc catheter. Mỗi cây kim được gắn vào một ống mềm kết nối với máy lọc máu. Máy lọc máu sẽ bơm máu qua bộ lọc và sau đó đưa máu trở lại cơ thể bệnh nhân. Trong suốt quá trình này, máy lọc máu sẽ theo dõi huyết áp và điều chỉnh tốc độ bơm máu cũng như lượng chất lỏng được loại bỏ khỏi cơ thể.

Quy trình chạy thận nhân tạo cần phải được tuân thủ chặt chẽ để hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra
Quy trình chạy thận nhân tạo cần phải được tuân thủ chặt chẽ để hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra

Bộ lọc của máy có hai phần. Một phần chứa máu và một phần chứa dịch lọc, ngăn cách nhau bởi một lớp màng mỏng. Lớp màng này giữ lại các tế bào máu, protein và các chất quan trọng khác. Đồng thời loại bỏ các chất thải như urê, creatinine, kali và lượng nước dư thừa ra khỏi máu.

Chạy thận nhân tạo có nguy hiểm không? Những biến chứng có thể gặp trong chạy thận nhân tạo?

Chạy thận nhân tạo là một phương pháp điều trị cần thiết và quan trọng với rất nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ phương pháp điều trị y tế nào khác, nó không hoàn toàn không có rủi ro. Đối với nhiều bệnh nhân, lọc máu có thể là một cứu cánh. Nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn một số nguy cơ và biến chứng nhất định.

Trong quá trình sử dụng phương pháp thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo thì người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau:

1. Mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức khá phổ biến. Nguyên nhân là do sự kết hợp giữa việc mất chức năng thận bình thường, phản ứng xảy ra trong quá trình lọc máu, chế độ ăn kiêng liên quan đến chạy thận, cùng cả sự căng thẳng, lo lắng của bệnh nhân.

Trong trường hợp xuất hiện tình trạng mệt mỏi, bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp hơn. Bên cạnh đó, người bệnh nên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa phải để giảm bớt mệt mỏi: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi,…

Mệt mỏi là một trong những biến chứng phổ biến trong chạy thận nhân tạo, ít gây nguy hiểm
Mệt mỏi là một trong những biến chứng phổ biến trong chạy thận nhân tạo, ít gây nguy hiểm

2. Huyết áp thấp

Một trong những biến chứng thường gặp nhất là Huyết áp thấp. Nguyên nhân là do mất nước, thay đổi tốc độ lọc thất thường, tốc độ bơm máu cao, siêu lọc quá mức .

Để hạn chế biến hứng này, người bệnh cần khắc phục bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Trong trường hợp đã điều chỉnh nhưng tình trạng không cải thiện, người bệnh cần nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.

3. Nhiễm trùng

Các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trên bệnh nhân lọc máu có thể là do Catheter lâu ngày, máy vệ sinh không sạch, nguồn nước không đảm bảo hoặc dị ứng hóa chất tiệt trùng màng lọc. Với trường hợp này thì các bác sỹ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh (nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn)

4. Chuột rút

Nguyên nhân có thể là do tình trạng hạ huyết áp, giảm thể tích máu tuần hoàn, tăng cân nhiều, nồng độ Na+ trong dịch lọc thấp, tình trạng Mg++, Ca++, K+ trong máu trước khi lọc thấp.

Đây là biến chứng chiếm tỉ lệ khá cao và khi gặp thì cần phải báo gấp cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời.

5. Buồn nôn – nôn

Nguyên nhân có thể do hạ huyết áp, biểu hiện sớm các hội chứng mất thăng bằng, phản ứng với màng lọc type A, B hoặc liệt ruột ở người bị đái tháo đường.

6. Ngứa

Nguyên nhân có thể là do Dị ứng màng lọc, dây máu; viêm gan do thuốc hay do nhiễm virus, lắng đọng trên da các tinh thể: Mg++, Ca++, P,…

7. Tạo cục máu đông

Nguyên nhân có thể do vị trí kim tiêm fistule hoặc catheter tĩnh mạch trung tâm có vấn đề.

Để phát hiện sớm biến chứng này thì cần lưu ý các triệu chứng của biến chứng này. Như tăng áp lực tĩnh mạch, máy báo TMP, máu đỏ sẫm trong dây máu hoặc trong bầu nhỏ giọt, Fibrin xuất hiện trong bầu nhỏ giọt (dạng sợi). Ngoài ra có thể thấy cục máu đông hoặc máu đen vón cục trong bầu nhỏ giọt hoặc quả lọc.

Biến chứng tạo cục máu đông cần phải được phát hiện sớm
Biến chứng tạo cục máu đông cần phải được phát hiện sớm

8. Hội chứng mất thăng băng

Biến chứng này thường xuất hiện ở những bệnh nhân có nồng độ Ure trong máu (BUN) cao, người lớn tuổi, có tổn thương não trước đó, nhiễm toan chuyển hóa nặng,…

Biến chứng này thường có nhiều triệu chứng điển hình. Như: nhức đầu, buồn nôn, bứt rứt, mất định hướng, động kinh, hôn mê,…

Đơn nguyên Thận – Lọc máu theo tiêu chuẩn Nhật Bản đầu tiên tại Vĩnh Phúc

Để giảm thiểu tối đa nguy hiểm và hạn chế những biến chứng xảy ra thì người bệnh cần phải thực hiện tại các Trung tâm thận nhân tạo uy tín, chất lượng, uống thuốc đúng giờ, đúng liều và thực hiện tốt các chỉ định của bác sỹ trước và sau khi lọc máu.

Đơn nguyên Thận – Lọc máu, Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt là đơn vị theo tiêu chuẩn Nhật Bản đầu tiên tại Vĩnh Phúc. Khi được trang bị hệ thống nước RO siêu tinh khiết, phân phối trực tiếp Phoenix One DS+FH. Hệ thống máy lọc máu được nhập nguyên kiện từ Nhật Bản. Kim luồn chạy thận được làm từ Polypropylene mềm mại giúp bảo vệ đường AVF cho bệnh nhân. Công suất dự kiến đạt 100 bệnh nhân/ngày, có thể thực hiện toàn diện các liệu pháp điều trị HD, HDF.

Cùng đội ngũ chuyên gia, giáo sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu về Thận – tiết niệu. Đến từ các bệnh viện tuyến trung ương như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Quân Y 103,…

Đơn nguyên Thận nhân tạo, Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt là đơn vị theo tiêu chuẩn Nhật Bản đầu tiên tại Vĩnh Phúc.
Đơn nguyên Thận – Lọc máu, Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt là đơn vị theo tiêu chuẩn Nhật Bản đầu tiên tại Vĩnh Phúc.

——————————————–

Hệ thống Bệnh viện Lạc Việt

🏥 LVFH Vĩnh Yên: Đường Nguyễn Tất Thành, Định Trung, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
☎ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 1900 1269 hoặc 0949 232 115
🏥 LVFH Phúc Yên: Đường Hai Bà Trưng, Hùng Vương, TP. Phúc Yên, Vĩnh Phúc.     
☎ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0837 732 115