Suy thận mạn tính là một bệnh lý nghiêm trọng, và khi thận mất khả năng lọc máu, chạy thận nhân tạo trở thành phương pháp điều trị cần thiết để duy trì sự sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khi nào cần bắt đầu chạy thận và những dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân nên chú ý. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các dấu hiệu của bệnh suy thận mạn. Nhận biết khi nào cần chạy thận nhân tạo, cũng như những yếu tố quyết định đến thời điểm bắt đầu điều trị.
1. Chạy thận nhân tạo là gì?
Chạy thận nhân tạo, hay còn gọi là lọc máu, là quá trình mà máy lọc máu thay thế chức năng của thận bị suy yếu. Giúp loại bỏ các chất thải, chất lỏng dư thừa và độc tố ra khỏi máu. Quá trình này giúp duy trì sự cân bằng của các chất điện giải trong cơ thể và kiểm soát huyết áp. Từ đó, bảo vệ sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
2. Khi nào cần bắt đầu chạy thận nhân tạo?
Quyết định khi nào cần bắt đầu chạy thận nhân tạo thường dựa trên một loạt các yếu tố. Bao gồm:
Kết quả xét nghiệm chức năng thận
Triệu chứng lâm sàng
Tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng cho thấy bệnh nhân có thể cần bắt đầu chạy thận nhân tạo:
2.1. Mức độ lọc cầu thận (eGFR) thấp
Mức độ lọc cầu thận (eGFR) là chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng của thận. Khi eGFR giảm xuống dưới 15 ml/phút/1,73 m². Điều này cho thấy thận không còn khả năng thực hiện chức năng lọc máu hiệu quả. Bệnh nhân có thể cần phải bắt đầu chạy thận nhân tạo. Ở giai đoạn này, cơ thể không thể loại bỏ đủ các chất thải và nước dư thừa, dẫn đến tình trạng tích tụ các chất độc trong máu.
2.2. Tăng Kali máu (Hyperkalemia)
Kali là một chất điện giải quan trọng, nhưng khi thận suy yếu, nó không thể loại bỏ đủ kali ra khỏi cơ thể, dẫn đến tình trạng tăng kali máu. Điều này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như loạn nhịp tim hoặc ngừng tim. Nếu tình trạng tăng kali máu không được kiểm soát bằng thuốc và chế độ ăn uống, chạy thận nhân tạo sẽ được chỉ định để giúp loại bỏ kali dư thừa khỏi máu.
2.3. Tích tụ dịch trong cơ thể
Một trong những triệu chứng rõ ràng của suy thận mạn tính là tình trạng tích tụ dịch trong cơ thể. Gây phù nề ở chân, tay, hoặc mặt. Khi thận không thể loại bỏ đủ nước dư thừa, dịch sẽ tích tụ trong các mô, làm tăng nguy cơ phù phổi và các biến chứng khác liên quan đến hệ tim mạch. Nếu thuốc lợi tiểu không đủ để kiểm soát tình trạng này, bệnh nhân cần bắt đầu chạy thận nhân tạo để loại bỏ dịch dư thừa.
2.4. Tăng huyết áp không kiểm soát
Tăng huyết áp là một triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân suy thận. Nó có thể trở nên nghiêm trọng khi thận không còn khả năng điều chỉnh lượng nước và muối trong cơ thể. Tăng huyết áp không kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ, và tổn thương các cơ quan khác. Chạy thận nhân tạo có thể giúp kiểm soát huyết áp bằng cách loại bỏ nước và muối dư thừa.
2.5. Triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng
Khi suy thận tiến triển, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng như:
- Mệt mỏi kéo dài:
Do sự tích tụ của các chất thải trong máu, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt.
- Buồn nôn và nôn mửa:
Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tích tụ các chất độc. Cần phải được loại bỏ qua quá trình chạy thận.
- Ngứa da:
Khi chức năng thận suy giảm, các chất độc không được loại bỏ khỏi máu sẽ gây ra hiện tượng ngứa ngáy khó chịu trên da.
- Khó thở:
Tình trạng tích tụ dịch trong phổi do suy thận có thể gây ra khó thở, đặc biệt là khi nằm.
Nếu các triệu chứng này không được cải thiện bằng phương pháp điều trị khác. Chạy thận nhân tạo sẽ được chỉ định để giúp giảm bớt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
3. Các yếu tố quyết định thời điểm bắt đầu chạy thận nhân tạo
Quyết định bắt đầu chạy thận nhân tạo không chỉ dựa trên các triệu chứng mà còn phải xem xét các yếu tố khác như:
- Tuổi tác và sức khỏe tổng thể:
Những người trẻ tuổi và có sức khỏe tổng thể tốt thường có khả năng chịu đựng quá trình chạy thận tốt hơn.
- Các bệnh lý đi kèm:
Nếu bệnh nhân mắc thêm các bệnh lý khác như tiểu đường, bệnh tim mạch, thời điểm bắt đầu chạy thận có thể được điều chỉnh để ngăn ngừa các biến chứng.
- Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế:
Bệnh nhân cần được điều trị tại các cơ sở y tế có trang thiết bị và đội ngũ chuyên môn đầy đủ. Đảm bảo hiệu quả của quá trình chạy thận.
4. Kết luận
Chạy thận nhân tạo là một phương pháp điều trị quan trọng và cần thiết khi thận mất chức năng lọc máu. Hiểu rõ các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận giúp bệnh nhân và gia đình nhận biết thời điểm cần bắt đầu chạy thận. Từ đó đảm bảo quá trình điều trị diễn ra kịp thời và hiệu quả. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải những dấu hiệu trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra quyết định đúng đắn.
Đơn nguyên Thận – Lọc máu, Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt là nhu cầu được sử dụng thiết bị chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao mà không phải di chuyển xa, giảm thiểu chi phí đi lại cho người bệnh, giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên.
Ngày 05/04/2024 vừa qua, Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Nipro – tập đoàn y khoa đa quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị y tế phát triển Đơn nguyên Thận – Lọc máu theo tiêu chuẩn Nhật Bản đầu tiên tại Vĩnh Phúc.
Đơn nguyên được đồng tư trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại hàng đầu theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Hệ thống nước RO siêu tinh khiết. Quả lọc được sản xuất tỉ mỉ, tinh vi, với dây chuyền sản xuất hiện đại nhất tại Nhật Bản. Kim luồn chạy thận làm từ Polypropylene mềm mại giúp bảo vệ đường AVF cho bệnh nhân.
Ngày 3/9/2024, Đơn nguyên Thận – Lọc máu chính thức đi vào hoạt động. Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm dẫn dắt bởi chuyên gia đầu ngành hơn 35 năm kinh nghiệm. Bệnh viện cam kết mang đến trải nghiệm điều trị tốt nhất với chi phí hợp lý. Công suất đạt 100 bệnh nhân/ngày, có thể thực hiện toàn diện các liệu pháp điều trị: HD, HDF.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900 1269 hoặc 0949 232 115.
——————————————–