Ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi là bệnh đứng đầu ở Việt Nam với số ca mắc mỗi năm gần 26.500 ca, chiếm 14,5% tổng số ca ung thư, trong đó, 77% số ca ung thư gan là nam giới. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tỉ lệ mắc ung thư gan gấp từ 10 đến 60 lần đối với những người nhiễm viêm gan B.
1. Thực trạng báo động về Ung thư gan tại Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, có trên 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan B và khoảng 350 triệu người trong số đó mang virus mạn tính. Tỷ lệ nhiễm viêm gan virus B được chia thành 3 vùng dịch tễ gồm tỷ lệ nhiễm thấp dưới 2%, nhiễm trung bình từ 2-8% và nhiễm cao trên 8%.
Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ nhiễm virus viêm gan B cao với hơn 8% dân số bị nhiễm, có vùng đến 20%. Nhiễm viêm gan virus B có thể dẫn tới xơ gan và ung thư gan. Virus viêm gan B làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào gan ác tính trong suốt thời gian diễn biến viêm gan cho đến xơ gan, là nguyên nhân ung thư gan.
Trên 80% nguyên nhân ung thư gan do tiến triển từ viêm gan B, khoảng 5% bệnh nhân ung thư gan được xác định là do virus viêm gan C. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân ung thư gan tiến triển từ xơ gan, lạm dụng rượu bia hoặc các độc tố có trong thực phẩm hàng ngày…
2. Nguyên nhân ung thư gan phổ biến đến từ Viêm gan B mạn tính
Phân loại viêm gan B
Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan virus B, phát sinh đột ngột và thời gian mắc bệnh ngắn, bệnh có thể phát sinh trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ khi người bệnh nhiễm virus viêm gan B hoặc C, người bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không hề xuất hiện triệu chứng.
Viêm gan B mạn tính là giai đoạn nghiêm trọng hơn của viêm gan B cấp tính. Viêm gan B mạn tính là khi virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể người hơn 6 tháng. Giai đoạn viêm gan B mạn tính tiềm ẩn thường kéo dài rất lâu, thậm chí có thể từ 15-30 năm mà người bệnh ít có triệu chứng đặc biệt. Đây là giai đoạn gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, có thể gây xơ gan và là nguyên nhân ung thư gan.
Các biến chứng nguy hiểm có thể gây ra sau Viêm gan B mạn tính
Các biến chứng nguy hiểm có thể gây ra sau viêm gan B mạn tính gồm:
- Bệnh não gan: là biến chứng nghiêm trọng khi bệnh nhân suy giảm chức năng gan. Chất độc trong cơ thể không kịp đào thải có nguy cơ ngấm vào máu, ảnh hưởng tới não bộ. Khi não bộ tích tụ quá mức độc tố dẫn tới tổn thương hệ thần kinh trung ương. Người bệnh suy giảm nhận thức. Cuối cùng có thể gây phù não, thoát vị não, tử vong.
- Xơ gan: là trường hợp viêm gan mạn tính trong một thời gian dài khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó hình thành những dải mô sẹo thay thế cho tế bào gan, làm thay đổi cấu trúc gan dẫn tới xơ gan.
- Ung thư gan: Viêm gan B mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư gan, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể đe doạ tính mạng của người bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy 80% nguyên nhân ung thư gan là do viêm gan B mạn tính
Xem thêm: Biến chứng của viêm gan B
3. Viêm gan B mạn tính – Sau bao lâu sẽ dẫn đến Ung thư gan?
Thời gian dẫn đến Ung thư gan khi mắc Viêm gan B mạn tính không được phát hiện và điều trị.
Tiến triển của Ung thư gan
- Cảm giác nặng bụng trên hoặc có xuất hiện khối u
- Chướng bụng, đầy bụng, hay chán ăn; sụt cân nhanh chóng
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, người mất sức; buồn nôn và nôn
- Vàng mắt, vàng da, ngứa da, nước tiểu vàng sậm, phân bạc màu; sốt…
Ung thư gan giai đoạn muộn dễ dẫn đến suy gan, suy thận, di căn và tỷ lệ sống sót trong vòng 5 năm rất thấp.
4. Chẩn đoán, xét nghiệm viêm gan B
Viêm gan B có thể được chẩn đoán thông qua chuỗi các xét nghiệm viêm gan B ( xét ngiệm máu) bao gồm:
- HBsAg: Xét nghiệm nhằm phát hiện sự có mặt của kháng nguyên bề mặt viêm gan B trong máu, cho biết cơ thể đã bị nhiễm viêm gan B.
- HBsAb hoặc anti-HBs: Xét nghiệm nhằm đo lượng kháng thể bề mặt viêm gan B trong máu.
- HBcAb hoặc anti-HBc: Xét nghiệm nhằm phát hiện sự có mặt của kháng thể lõi viêm gan B trong máu.
- HBeAg: Xét nghiệm nhằm xác định sự có mặt của kháng nguyên vỏ virus viêm gan B trong máu.
Ngoài ra, viêm gan B có thể chẩn đoán thông qua các phương pháp khác như:
- Siêu âm gan: Được thực hiện bằng cách đo độ đàn hồi của gan nhằm xác định mức độ tổn thương gan.
- Sinh thiết gan: Được thực hiện bằng cách đâm một cây kim mỏng xuyên qua da vào gan để lấy một mẫu mô gan nhỏ để phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm kiểm tra tổn thương gan.
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan B
5. Tầm soát ung thư gan – Việc làm cần thiết của người viêm gan B mạn tính
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc vì chúng đều có nguy cơ gây độc cho gan. Việc tự ý sử dụng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng Viêm gan B.
- Cần có ý kiến tư vấn của chuyên gia để lựa chọn sản phẩm có thành phần được khoa học chứng minh lâm sàng có tác dụng tăng khả năng chống độ và bảo vệ gan.
Hiện tại Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt đang triển khai gói khám tầm soát ung thư (bao gồm tầm soát Ung thư gan) sau:
- Gói 27 danh mục tầm soát Ung thư
- Siêu âm Fibroscan, đánh giá độ xơ gan, độ nhiễm mỡ của gan.
- Gói xét nghiệm tầm soát Ung thư 12 bệnh lý thường gặp
- (Xem thêm) Các gói tầm soát Ung thư sớm
6. Cần làm gì để phòng ngừa viêm gan B hiệu quả?
Tiêm phòng viêm gan B là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa Viêm gan B
- Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng viêm gan B tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
- Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm viêm gan B, cần tiêm 1 mũi kháng thể HBIg trong 12-24h sau sinh. Điều này giúp tạo miễn dịch thụ động và một mũi vaccine viêm gan B tái tổ hợp để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ.
- Người lớn, trước khi tiêm phòng viêm gan B cần xét nghiệm máu, để kiểm tra kháng thể HBV. Trường hợp chưa từng nhiễm virus viêm gan B bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng viêm gan B theo phác đồ tương ứng.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Chế độ ăn uống hàng ngày giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe của gan. Chế độ ăn uống góp phần phòng ngừa viêm gan B cũng như các bệnh về gan khác. Bên cạnh việc ăn đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất.
- Bạn cần chọn ưu tiên chọn các thực phẩm đa dạng chất dinh dưỡng như: protein nạc, sữa, chất béo lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh…. giúp gan hoạt động trơn tru hơn.
- Các loại thực phẩm như: cam, bưởi, việt quất, quả hạch và các béo được khuyến khích vì có lợi cho gan.
- Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giữ cho gan luôn hoạt động tốt. Ngoài ra, bạn nên tránh chất béo trans-fat trong thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm không còn tươi, thức ăn hun khói, tái sống và các loại thức ăn có gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu…
Thói quen lành mạnh
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên là bí kíp để có một lá gan khỏe mạnh. Thể dục, thể thao giúp gan giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng giúp phòng ngừa bệnh lý ở gan.
- Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để gan làm việc hiệu quả hơn giúp phòng ngừa viêm gan B.
- Hạn chế thức khuya, tránh xa stress, căng thẳng và cố gắng giải tỏa áp lực. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn…
- Hạn chế rượu, bia. Theo các chuyên gia, uống rượu bia không có ngưỡng nào là an toàn nên cần hạn chế tối đa.Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia sẽ giúp phòng ngừa viêm gan B hiệu quả hơn
Quan hệ tình dục an toàn
Một trong những con đường lây nhiễm viêm gan B thường gặp là quan hệ tình dục không an toàn. Dùng bao cao su không chỉ là cách phòng ngừa viêm gan B mà còn phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
7. Kết luận
Nguyên nhân Ung thư gan đến từ 80% đối tượng mắc Viêm gan B mạn tính. Hầu hết các biểu hiện của Ung thư gan chỉ xuất hiện rõ rệt khi khối U đã lớn hoặc đang ở giai đoạn cuối. Việc chủ động làm xét nghiệm viêm gan B, tầm soát ung thư sớm, tiêm phòng Viêm gan B và giữ một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học là yếu tố tiên quyết trong việc phòng ngừa Viêm gan B và phòng ngừa ung thư gan.
Hệ thống Bệnh viện Lạc Việt