Tán sỏi ngoài cơ thể và biến chứng có thể gặp

Thứ hai, 11/03/2024

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu hiện đại bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp một số biến chứng sau khi tán sỏi ngoài cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu những biến chứng này và cách phòng tránh.

Hình ảnh minh họa tán sỏi ngoài cơ thể

1. Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp tán sỏi sử dụng máy tán sỏi điều khiển bằng máy tính và màn hình kỹ thuật số. Máy tán sỏi phát ra song xung kích hội tụ cao vào viên sỏi với áp lực đủ để phá vỡ hay làm vụn viên sỏi thành từng mảnh nhỏ. Sau đó các mảnh vụn sỏi này sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.

Quá trình đào thải sỏi qua đường tự nhiên sẽ diễn ra trong vài tuần.

2. Những biến chứng của tán sỏi ngoài cơ thể người bệnh và gia đình cần lưu ý.

Tán sỏi ngoài cơ thể có tỉ lệ biến chứng nhất định. Trước khi tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể người bệnh phải được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo đủ điều kiện tán sỏi và tỉ lệ thành công cao.

Một số biến chứng sau khi tán sỏi ngoài cơ thể như:

2.1. Biến chứng ngoài cơ thể

  • Xuất hiện vết bầm tím ở lưng (gần khu vực được điều trị): Một số trường hợp người bệnh có thể xuất hiện một số vết bầm tím ở quanh khu vực tán sỏi. Người bệnh hoàn toàn không cần lo lắng, vết bầm sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn.
  • Tiểu ra máu hoặc tiểu buốt: Một số trường hợp sẽ có thể thấy lượng nhỏ máu hòa lẫn trong nước tiểu. Ngoài ra, một số người bệnh có thể cảm thấy buốt nhẹ do các mảnh sỏi đào thải ra ngoài cùng nước tiểu. Hai triệu chứng này thường biến mất sau vài ngày.
  • Đau nhức nhẹ ở lưng trong 1 – 2 ngày đầu: Ngay sau khi tán sỏi hoặc sau vài giờ, người bệnh có thể cảm thấu căng cứng hoặc đau nhức lưng. Đây là biến chứng hoàn toàn bình thường và sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày.

2.2. Biến chứng trong cơ thể

  • Tăng huyết áp: Đây có thể là biến chứng muộn của tán sỏi ngoài cơ thể. Tác động gây thay đổi huyết áp tâm trương do song xung kích tán sỏi vẫn tiếp tục diễn ran gay cả khi đã được bác sĩ kiểm soát. Ngoài ra, tuổi tác, giới tính… bệnh về huyết áp trước điều trị và số lần điều trị tán sỏi… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
  • Tụ máu tại thận: Sóng xung kích có thể gây tổn thương nhẹ đến thận và chức năng của thận. Đi tiểu ra máu hồng nhạt chính là biểu hiện của tổn thương thận sau tán sỏi, tuy nhiên tình trạng này sẽ tự hết sau một vài ngày. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị tụ máu trong nhu mô thận, tụ máu dưới bỏ thận. Bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi và đưa ra chỉ định phù hợp  cho người bệnh.
  • Tắc nghẽn niệu quản: Sau khi tán sỏi, các mảnh sỏi có thể tụ lại một chỗ hoặc các mảnh sỏi lớn sẽ ngăn dòng nước tiểu đi qua niệu quản dẫn đến “tắc” niệu quản”.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Tỷ lệ mắc biến chứng này không cao, tuy nhiên có một số trường hợp sau khi tán sỏi, vi khuẩn giải phóng từ sỏi hoặc sỏi cọ xát gây tổn thương đường tiểu dẫn đến nhiễm trùng.
  • Sỏi tái phát: Sỏi có thể tái phát di các mảnh sỏi còn sót lại chưa được đào thải hết có thể kết tinh với những khoáng chất trong nước tiểu tạo thành sỏi mới.

3. Những trường hợp nào có thể áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể?

  • Người bệnh có sỏi thận có kích thước không quá 2cm, sỏi niệu quản không quá 1,5cm.
  • Trường hợp sót sỏi; sỏi tái phát sau tán sỏi qua da; sỏi chạy lên thận sau khi tán sỏi ngược dòng hoặc nội soi sau phúc mạc.
  • Áp dụng cho người bệnh bị sỏi thận với số lượng không quá 3 viên.

4. Tán sỏi ngoài cơ thể không áp dụng với những trường hợp nào?

  • Phụ nữ có thai.
  • Người bệnh đang mắc các bệnh lý nền nghiêm trọng như các bệnh về tim, não, thận, tai biến…
  • Người bệnh bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu
  • Người bệnh bị mắc bệnh truyền nhiễm
  • Người bệnh bị tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Người bệnh bị nhiễm khuẩn niệu cấp tính hoặc nhiễm khuẩn huyết.

5. Phòng ngừa biến chứng sau khi tán sỏi ngoài cơ thể

Sau khi tán sỏi ngoài cơ thể người bệnh cần lưu ý:

  • Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, vận động nhẹ nhàng hợp lý.
  • Giảm lượng thức ăn có nhiều canxi, oxalate (có nhiều trong dâu tây, socola, các loại thịt đỏ, nước chè…)
  • Uống thuốc theo đơn của bác sĩ tư vấn.
  • Tránh ăn các thực phẩm dễ tạo sỏi như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều muối…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Bổ sung nước ép hoa quả tươi.
  • Không nhịn tiểu.

6. Theo dõi và chăm sóc sau khi tán sỏi

  • Tránh va đập vào vùng da, vùng cơ thể tại vị trí tán sỏi.
  • Uống thuốc đúng theo đơn bác sỹ kê.
  • Hẹn khám kiểm tra lại sau 1 tháng.
  • Nếu có các triệu chứng bất thường: tiểu buốt, rát, tiểu máu,… cần đến khám chuyên khoa tiết niệu ngay.

Tuy có thể có biến chứng sau khi tán sỏi ngoài cơ thể. Nhưng không thể phủ nhận độ hiệu quả, an toàn, nhanh chóng của phương pháp này.

ưu nhược điểm của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
Một ca tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt

7. Tán sỏi ngoài cơ thể có những ưu điểm gì?

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp giúp giải quyết căn nguyên gây ra các cơn đau do sỏi. Các ưu điểm của phương pháp này như:

  • Ít gây ảnh hưởng đến thận.
  • Nhanh phục hồi.
  • Quá trình thực hiện nhẹ nhàng, không phẫu thuật xâm lấn nên không phát sinh các vấn đề như chảy máu hoặc bị nhiễm trùng vết mổ, không để lại sẹo.
  • Thời gian thực hiện tán sỏi thận ngoài cơ thể ngắn (chỉ từ 30 – 50 phút)
  • Sau phẫu thuật người bệnh có thể xuất viện ngay, một vài trường hợp thời gian lưu viện theo dõi khoảng 1 – 2 ngày.
  • Tán sỏi ngoài cơ thể có độ an toàn cao, hiệu quả cao.
  • Chi phí hợp lý.

Tại Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt, phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể đã được thực hiện. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm bởi sự đồng hành của bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

—————————

Hệ thống Bệnh viện Lạc Việt

🏥 LVFH Vĩnh Yên: Đường Nguyễn Tất Thành, Định Trung, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
☎ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 1900 1269 hoặc 0949 232 115
🏥 LVFH Phúc Yên: Đường Hai Bà Trưng, Hùng Vương, TP. Phúc Yên, Vĩnh Phúc.     
☎ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0837 732 115