Khi thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh. Trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
1.Bệnh tay chân miệng và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tay chân miệng là bệnh do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra. Thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus type 71 (EV71). Cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – tháng 5 và tháng 8, tháng 9 hằng năm. Bệnh dễ lây lan từ người sang người nên dễ bùng phát thành dịch.
- Virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày.
- Trong khi đó, virus EV71 gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Ngoài hai type virus trên, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Con đường lây lan cụ thể như:
- Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh.
- Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng có dịch tiết, nước bọt của trẻ bệnh.
- Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng
Thể tối cấp thì bệnh tiến triển rất nhanh và xuất hiện các biến chứng nặng như suy tuần hoàn – hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong chỉ trong vòng 24 – 48 giờ. Ngược lại, với thể không điển hình thì dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hay một triệu chứng thần kinh/ tim mạch/ hô hấp mà không xuất hiện cả phát ban lẫn loét miệng.
Trong khi đó, thể cấp tính có 4 giai đoạn phát triển bệnh:
- Giai đoạn ủ bệnh: Từ 3 đến 7 ngày sau khi trẻ bị lây nhiễm virus tác nhân từ nước bọt, phỏng nước trên da và phân của người mắc bệnh. Môi trường lây nhiễm chủ yếu từ môi trường nhà trẻ mẫu giáo hoặc các khu vui chơi công cộng.
- Giai đoạn khởi phát: Diễn ra từ 1 – 2 ngày, trẻ thường có triệu chứng: Sốt (38-39 độ C), sốt nhẹ (37,5 – 38 độ C); mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, chảy nước bọt nhiều; tổn thương, đau rát ở răng và miệng; tiêu chảy vài lần trong ngày,…
- Giai đoạn toàn phát: Thường kéo dài từ 3 – 10 ngày.
- Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
- Loét miệng: Ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 -3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quất khóc.
- Trên mông trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có các mụn lở, rộp da.
- Trẻ sốt nhẹ, nôn.
Nếu trẻ sốt cao, nôn nhiều dễ có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm như: Biến chứng thần kinh, viêm não, viêm màng não; Biến chứng tim mạch hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.
- Giai đoạn lui bệnh: Sau giai đoạn toàn phát nếu trẻ hồi phục hoàn toàn mà không gặp biến chứng nào thì sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh. Thời kỳ này thường từ 3 – 5 ngày sau phát bệnh hoặc 7 ngày từ lúc khởi bệnh.
3. Dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện
- Sốt cao không đáp ứng điều trị (trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C) liên tục trong hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol.
- Giật mình nhiều
- Quấy khóc dai dẳng kéo dài.
4. Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng
Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng bệnh đặc hiệu. Vì vậy, để chủ động phòng chống tay chân miệng. Hãy nghiêm túc thực hiện những khuyến cáo của các bác sĩ như:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước nhiều lần trong ngày (kể cả người lớn và trẻ em). Trong những trường hợp như: Trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Ăn chín, uống sôi
- Vệ sinh vật dụng ăn uống sạch sẽ tước khi dùng
- Thường xuyên lau bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như: Đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn ghế, sàn nhà…
- Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (ít nhất 7 – 10 ngày).
- Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thăm khám và điều trị bệnh tay chân miệng tại hệ thống Bệnh viện Lạc Việt
Thời gian gần đây, hệ thống Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt đã thăm khám và tiếp nhận điều trị rất nhiều bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng với các cấp độ lâm sàng khác nhau.
Hệ thống Bệnh viện Lạc Việt luôn đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị y tế hỗ trợ chẩn đoán và thuốc điều trị bệnh lý tay chân miệng. Ví dụ như:
- Kit Test đánh giá EV71
- Sẵn có thuốc Phenobarbital: Đây là thuốc rất quan trọng trong phác đồ điều trị tay chân miệng do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/03/2012. Theo đó, thuốc phenobarbital có thể dùng bằng đường uống hay đường tiêm. Ưu tiên dạng tiêm khi bệnh nhân nặng. Phenobarbital sử dụng cho trẻ em có nhiều ưu điểm và ít tác dụng phụ, có vai trò cắt các cơn co giật kéo dài và dự phòng các tái phát co giật. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng an thần, làm giảm các biểu hiện thần kinh, giật mình ở trẻ. Ngoài ra, khi có phù não (trong trường hợp nặng) thuốc góp phần làm giảm phù não, giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của não.
- Bệnh viện luôn có bác sĩ Nhi – sơ sinh trực 24/7. Khám chữa bệnh BHYT và dịch vụ tất cả các ngày trong tuần. Kể cả thứ 7, chủ nhật, ngày Lễ Tết.
Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt là địa chỉ uy tín trong tiếp nhận thăm khám và điều trị các bệnh lý trẻ em. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nhi – Sơ sinh có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất tiện nghi, trang thiết bị y tế hiện đại. Các phòng chức năng thiết kế khoa học với phòng khám nhi, phòng tiêm chủng, phòng lưu viện sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, giúp các bậc cha mẹ giảm bớt nỗi lo lắng và an tâm khi con không may mắc bệnh.
——————————————–