Xạ trị ung thư: Cơ chế, phương pháp và tác dụng phụ

Thứ ba, 11/02/2025

Xạ trị là phương pháp sử dụng các hạt hoặc các sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton,… để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này có thể giúp thu nhỏ, hoặc phá hủy khối u mà không làm tổn thương quá nhiều đến các mô lành xung quanh. Dù có thể ảnh hưởng đến một số tế bào khỏe mạnh, nhưng những tế bào này thường có khả năng tự phục hồi.

1. Xạ trị hoạt động như thế nào?

Xạ trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa trị để điều trị ung thư. Đây là phương pháp có hiệu quả cao, đặc biệt là đối với những bệnh nhân không được chỉ định hoặc không muốn phẫu thuật.

Quá trình xạ trị diễn ra bằng cách sử dụng máy gia tốc tuyến tính để tạo ra chùm tia phóng xạ. Phương pháp này không gây đau. Máy xạ trị sẽ không chạm vào cơ thể người bệnh, mà giống như phương pháp chụp X-quang thông thường. Liều lượng phóng xạ sử dụng được các bác sĩ

Tế bào ung thư luôn phân chia nhanh hơn tế bào bình thường, nên khối u phát triển rất nhanh. Để ngăn chăn sự phát triển, xạ trị sẽ tấn công các tế bào này với tốc độ nhanh. Khi tiếp xúc với bức xạ, tế bào ung thư bị phá hủy hoặc không thể tiếp tục phát triển. Do đó, sau một đợt xạ trị khối u được thu nhỏ lại.

Các bác sĩ và kỹ sư vật lý y học tính toán cẩn thận liều lượng phóng xạ sử dụng.

2. Các phương pháp xạ trị ung thư

Tùy vào loại ung thư và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một trong hai phương pháp xạ trị sau:

  • Xạ trị ngoài

Đây là phương pháp xạ trị phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư. Xạ trị ngoài phát ra chùm tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể bệnh nhân đi đến khối u.

Người bệnh sẽ được nằm cố định trên bàn xạ, sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để cố định tư thế bệnh nhân khi máy phát tia. Vị trí khối u được đánh dấu để đảm bảo tia xạ không chệch khỏi mục tiêu.

Các bác sĩ và kỹ sư vật lý y học sẽ lên phác đồ, tính toán liều lượng phù hợp mà người bệnh sẽ nhận và những cách tốt nhất để nhắm nó đến khối u dựa vào các yếu tố: kích thước khối u, độ nhạy cảm với tia xạ của khối u, mức độ chịu đựng của những mô lành ở khu vực xung quanh,…

Nhóm bệnh nhân này không phải là nguồn bức xạ nên không cần cách ly với những người xung quanh.

Cơ chế hoạt động của xạ trị ung thư ngoài.
Cơ chế hoạt động của xạ trị ung thư ngoài.
  • Xạ trị trong

Xạ trị trong (xạ trị áp sát) là phương pháp điều trị bằng cách đưa một nguồn phóng xạ (rắn hoặc lỏng) vào trực tiếp bên trong cơ thể, gần với vị trí khối u.

    • Nguồn phóng xạ dạng rắn: Các thiết bị như ống, kim, sợi, hoặc phiến mỏng được đặt gần hoặc vào trong khối u. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ, chỉ tác động đến một một phận nhất định được nhắm đến.
    • Nguồn phóng xạ dạng lỏng: Ảnh hưởng đến toàn thân. Phương pháp này đưa bức xạ di chuyển trong máu đến khắp cơ thể bệnh nhân. Bức xạ sẽ tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Nhóm bệnh nhân này là nguồn phóng xạ, nên cần phải cách ly với những người xung quanh. Thông thường những bệnh nhân này phải cách ly một thời gian tại bệnh viện và chỉ được xuất viện khi đã được đánh giá là an toàn cho những người tiếp xúc. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần cách ly với bệnh nhân trong thời gian lâu hơn.

Xạ trị trong sử dụng tia bức xạ tập trung cao điểm hơn phương pháp xạ trị ngoài. Sau khi kết thúc liệu trình điều trị, các bức xạ còn sót lại trong cơ thể không gây hại cho tế bào lành.

3. Tác dụng phụ trong xạ trị

Xạ trị gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ của xạ trị có thể gặp sớm hoặc cấp tính, phát triển trong hoặc ngay sau khi điều trị như mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, họng khô, đau. Đây là tác dụng phụ tạm thời và có thể hết ngay sau khi kết thúc điều trị.

Tác dụng phụ cấp tính (ngắn hạn):

  • Mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn (khi hóa xạ trị đồng thời).
  • Viêm da vùng xạ trị
  • Viêm phổi do tia xạ (xạ trị vùng ngực)
  • Giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu (khi hóa xạ đồng thời)
  • Rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, họng, viêm thực quản gây đau, nuốt vướng, nuốt khó (xạ trị vùng đầu – cổ – ngực)
  • Đau bụng, đi lỏng, viêm bàng quang (xạ trị vùng bụng chậu)

Tác dụng phụ muộn (sau khi kết thúc xạ trị vài tháng đến vài năm):

  • Teo da, hoại tử da vùng xạ trị
  • Khô miệng, khít hàm (xạ trị vùng đầu cổ)
  • Xơ phổi (xạ trị vùng ngực)
  • Viêm, dính ruột (xạ trị vùng bụng chậu)

4. Quá trình xạ trị diễn ra như thế nào?

Thời gian mỗi buổi xạ trị có thể mất từ 15-20 phút để xác định vị trí và chiếu xạ.

Bước 1 – Chuẩn bị

Tại mỗi buổi điều trị, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay trang phục, sau đó kỹ thuật viện xạ trị sẽ đưa bệnh nhân vào phòng xạ trị. Bệnh nhân nằm trên bàn điều trị, được đặt đặt mặt nạ lên vị trí cần xạ. Sau đó, kỹ thuật viên xạ trị sẽ di chuyển bàn điều trị để đảm bảo bệnh nhân được đặt đúng vị trí. Khi vị trí bệnh nhân đã đạt yêu cầu, kỹ thuật viện xạ trị sẽ rời khỏi phòng.

Bước 2 – Tiến hành xạ trị

Bệnh nhân sẽ được chụp kiểm tra tư thế thường xuyên, bằng cách sử dụng tia X tạo ảnh trong quá trình xạ trị nhằm đảm bảo việc xạ trị đang được thực hiện chính xác.

Sau đó việc điều trị sẽ bắt đầu, máy chuyển động quanh bệnh nhân để chiếu xạ từ các góc độ khác nhau. Bệnh nhân sẽ không cảm thấy gì nhưng có thể nghe thấy âm thanh chuyển động của máy.

Trong quá trình xạ trị , bệnh nhân sẽ ở một mình, và kỹ thuật viên xạ trị luôn theo dõi bệnh nhân trên màn hình. Nếu cần hỗ trợ, bệnh nhân có thể giơ tay và kỹ thuật viên sẽ trở lại phòng.

Bước 3 – Kết thúc

  • Sau khi xạ trị xong, bệnh nhân được tháo dụng cụ cố định, rời bàn điều trị và nghỉ ngơi.
  • Bác sĩ theo dõi và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc sau xạ trị.

Xạ trị là phương pháp điều trị quan trọng trong ung thư, giúp kéo dài sự sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Việc tuân thủ phác đồ điều trị và chăm sóc sau xạ trị sẽ giúp giảm thiểu tác dụng phụ và tối ưu hiệu quả điều trị.

Hệ thống xạ trị gia tốc thế hệ mới VMAT Synergy 160 lá – Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt

Ung thư là chuyên ngành mũi nhọn của Hệ thống Bệnh viện Lạc Việt, trong nhiều năm qua luôn được chú trọng đầu tư và phát triển. Tháng 8 năm 2024, Bộ Y tế đã phê duyệt Trung tâm Ung bướu với quy mô 80 giường bệnh. Trung tâm đi đầu trong điều trị ung thư đa mô thức với quy trình khép kín từ thăm khám, chẩn đoán, tư vấn đến điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, chăm sóc giảm nhẹ.

Ngoài cơ sở vật chất hiện đại, phòng lưu viện khang trang, sạch sẽ, Bệnh viện còn triển khai Xạ trị gia tốc thế hệ mới VMAT Synergy 160 lá trong điều trị Ung thư với ưu điểm vượt trội:

  • Điều trị được hầu hết các bệnh Ung thư có chỉ định xạ trị
  • Với 160 lá chắn được tích hợp trong máy có khả năng xác định chính xác vị trí và hình dạng khối u (cả những khối u di động) giúp dễ dàng tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Không gây tác dụng phụ
  • Tiết kiệm 50% thời gian xạ.
  • Tiết kiệm chi phí
  • Thanh toán BHYT 100% (không cần giấy chuyển viện).

Liên hệ ngay Hotline 1900 1269 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

——————————————–

Hệ thống Bệnh viện Lạc Việt

🏥 LVFH Vĩnh Yên: Đường Nguyễn Tất Thành, Định Trung, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
☎ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 1900 1269 hoặc 0949 232 115.
🏥 LVFH Phúc Yên: Đường Hai Bà Trưng, Hùng Vương, TP. Phúc Yên, Vĩnh Phúc.     
☎ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0837 732 115.