Chấn thương lồng ngực là một loại thương tổn thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, chấn thương lồng ngực thường do các nguyên nhân như: tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn do lao động, tai nạn trong chiến đấu (chiến tranh). Chấn thương lồng ngực đặc biệt nguy hiểm và dễ gây tử vong do ảnh hưởng trực tiếp tới tim và phổi – hai cơ quan sinh tồn của cơ thể.
Chấn thương ngực được phân chia thành hai loại chính:
a)Vết thương ngực kín: là vết thương thấu ngực nhưng được bịt lại bởi các cấu trúc gân cơ bên ngoài hoặc cục máu hoặc được sơ cứu trước khi nhập viện
b)Vết thương ngực hở: là vết thương thấu ngực còn thông với môi trường bên ngoài khi bệnh nhân nhập viện. Kiểm tra lâm sàng cho thấy tiếng phì phò ngay miệng vết thương. Với vết thương này cần đặc biệt chú ý điều trị biến vết thương ngực kín thành vết thương ngực hở ngay để giảm nguy cơ tử vong tới mức tối đa.
Lưu ý khi sơ cứu bệnh nhân chấn thương lồng ngực
Mặc dù các ca chấn thương lồng ngực có tỷ lệ tử vong cao nhưng không nhất thiết ca chấn thương lồng ngực nào cũng cần mở ngực, khoảng 80% các trường hợp chỉ cần sơ cứu như khai thông đường hô hấp hoặc dẫn lưu màng phổi là đủ, dưới đây là một số lưu ý:
– A: (airways) – bảo đảm thông thoáng đường khí nhưng vẫn cần chú ý tới các tổn thương cột sống cổ, gây ngưng thở đột ngột hoặc liệt tứ chi.
– B: (breathings) – bảo đảm sự trao đổi khí cho bệnh nhân bằng cách cho thở oxy ngay hoặc thậm chí giúp thở máy nếu cần.
– C: (cardiac & circulation) – nhanh chóng giải phóng chèn ép tim và chuyển người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để can thiệp sớm. Chú ý cầm máu càng sớm càng tốt, đảm bảo khối lượng tuần hoàn tối thiểu cho cơ thể.
– D: (disability) – kiểm tra kỹ lưỡng, tránh tình trạng chết não
– E: (exposure) –khám toàn diện cho bệnh nhân để tránh bỏ sót các thương tổn khác ngoài chấn thương lồng ngực.