Các bước chuẩn bị sinh thường cho sản phụ tại Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt

Thứ sáu, 08/09/2023

Càng đến gần ngày sinh con, tâm lý mẹ bầu càng trở lên lo lắng, băn khoăn. Không biết mình đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ chưa? Sinh con tại bệnh viện sẽ được hướng dẫn ra sao? Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé như thế nào? Trong bài viết này, Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt muốn chia sẻ với các mẹ bầu về các bước chuẩn bị trước sinh dưới góc nhìn của một đơn vị y tế và giải đáp những thắc mắc cho sản phụ trong quá trình chuẩn bị sinh thường tại viện. Mong rằng nội dung bài viết có thể trang bị cho mẹ bầu những kiến thức và một tâm lý tốt nhất để sẵn sàng “vượt cạn” thành công!

1. Các bước chuẩn bị trước sinh thường tại Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt

Dưới đây là các bước chuẩn bị trước sinh khi sản phụ tới sinh tại bệnh viện hữu nghị Lạc Việt

❊Thăm hỏi về tình trạng sức khỏe hiện tại của sản phụ

  • Sản phụ sẽ được hỏi về thời gian bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, dấu hiệu chuyển dạ (đau bụng, ra nhựa chuối, nước hay máu)
  • Sản phụ sẽ được hỏi về loại thuốc đã sử dụng trước đó, bữa ăn gần nhất…

❊Thăm khám ngoài

  • Lấy nước tiểu để thử protein niệu
  • Quan sát toàn trạng: tươi tỉnh hay mệt mỏi, béo, gầy, xanh xao, khó thở…
  • Kiểm tra cân nặng, nhiệt độ, huyết áp  và khám toàn thân (tim, phổi, da, niêm mạc…)
  • Đo khung xương ngoài, đo chiều cao tử cung, vòng bụng. Quan sát hình dáng tử cung và phát hiện bất thường (hình tim, có sẹo mổ…)
  • Nắn bụng chẩn đoán ngôi thế và vị trí của ngôi trong khung chậu (cao lòng, chúc, chặt, lọt)
  • Nghe tim thai
  • Đo cơn gò tử cung

Screenshot 2023 09 08 104933

❊Thăm khám trong

  • Sản phụ sẽ được giải thích về sự cần thiết của khám trong.
  • Sau khi chuẩn bị trang thiết bị y tế, sản phụ sẽ được kiểm tra âm hộ, phát hiện những bất thường…
❊Thông báo kết quả kiểm tra cho sản phụ và chăm sóc sản phụ trước sinh
  • Sản phụ sẽ được giải thích về kết quả thăm khám cho sản phụ biết và có thể dự đoán giờ và tiên lượng cuộc đẻ
  • Sản phục được đưa về giường. Nhận lời khuyên từ nhân viên y tế cần nằm nghỉ hay đi lại quanh phòng
  • Hướng dẫn ăn uống và tự theo dõi.

2. Cần thực hiện cận lâm sàng gì chuẩn bị trước khi sinh?

Tại bệnh viện hữu nghị Lạc Việt, sản phụ trước khi sinh có thể thực hiện cận lâm sàng như:

  • Siêu âm thai
  • Siêu âm ổ bụng
  • Theo dõi monitor sản khoa
  • Điện tim
  • Tổng phân tích tế bào máu
  • Định nhóm máu hệ ABO-Rh
  • Tổng phân tích nước tiểu
  • Xét nghiệm đông máu 4 chỉ số
  • Xét nghiệm sinh hóa máu 4 chỉ số.
sieu-am-truoc-sinh
Hình ảnh minh họa siêu âm trong thai kỳ

Đặc biệt trong quá trình thăm khám trong phát hiện bất thường, bác sĩ có thể chỉ định Sản phụ thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Trong phần dưới đây sẽ đề cập về xét nghiệm liên cầu khuẩn cho sản phụ trước sinh thường.

3. Giải đáp thắc mắc cho sản phụ trong quá trình chuẩn bị sinh

❊ Tại sao cần cấy dịch âm đạo trước sinh thường?

Có nhiều loại xét nghiệm được tiến hành trên mẫu dịch âm đạo như soi tươi, nhuộm soi. Trong đó có cấy dịch ấm đạo. Xét nghiệm cấy dịch nhằm mục đích phân lập và định danh chính xác tất cả các vi khuẩn, vi nấm có trong dịch âm đạo nhằm đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho mỗi tác nhân gây bệnh. Trong dịch âm đạo có thể phát hiện ra:

  • Tụ cầu khuẩn.
  • Liên cầu khuẩn.
  • Trực khuẩn Gardnella Vaginalis.
  • Lậu cầu Neisseria gonorrhoeae.
  • Ký sinh trùng như Trichomonas Vaginalis (soi tươi).
  • Nấm gây bệnh như: Candida (soi tươi, nhuộm Gram).
  • Treponema pallidum (soi tươi).
  • Chlamydia trachomatis.
  • Gardnerella vaginalis (nhuộm Gram).
  • Trực khuẩn Gram [-] (nhuộm Gram).

Trong các tác nhân gây bệnh trên có Liên cầu khuẩn tuýp B, thường không có biểu hiện lâm sàng cũng như ảnh hưởng tói sức khỏe. Tuy nhiên vào giai đoạn cuối thai kỳ vi khuẩn này có thể gây bệnh cho trẻ sơ sinh trong quá trình thai phụ sinh thường.

❊ Vậy liên cầu khuẩn tuýp B (GBS) gây hại gì cho sản phụ và trẻ sơ sinh?

hinh-anh-minh-hoa-Lien-Cau-Khuan-chuan-bi-truoc-sinh
Hình ảnh minh họa Liên cầu khuẩn, nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sơ sinh
Một số dấu hiệu cảnh báo thai phụ bị nhiễm liên cầu nhóm B (GBS) trong thai kỳ gồm:
  • Chuyển dạ sớm (trước 37 tuần thai).
  • Ối vỡ sớm trước 37 tuần mà không có dấu hiệu chuyển dạ.
  • Ối vỡ sớm 18 – 24 tiếng trước khi chuyển dạ.
  • Sốt cao trên 37,8°C trong quá trình chuyển dạ
Ở trẻ sơ sinh, liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) được xem là tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng. Liên cầu khuẩn tuýp B (GBS) có thể gây ra:
  • Nhiễm trùng sơ sinh sớm: Xảy ra trong 7 ngày đầu sau sinh, thường trong vòng 24 – 48 giờ sau sinh. Gây nên các triệu chứng cho trẻ: Ngưng thở, lơ mơ, hạ huyết áp, suy hô hấp và có tỷ lệ tử vong cao do viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não.
  • Nhiễm trùng sơ sinh muộn: Xảy ra ở những trẻ từ 7 – 90 ngày tuổi. Thể bệnh thường gặp nhất khi nhiễm liên cầu khuẩn tuýp B là viêm màng não. Trẻ bị viêm màng não có thể gặp phải những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài như: Điếc, chậm phát triển trí tuệ, vận động và tâm thần,…

❊ Tại sao phải dùng kháng sinh dự phòng trong chuyển dạ sinh thường?

Kháng sinh dự phòng là việc sử dụng kháng sinh trước khi xảy ra nhiễm khuẩn nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tượng này. Kháng sinh dự phòng được chỉ định trong chuyển dạ để ngăn ngừa liên cầu khuẩn tuýp B (GBS) lây truyền từ mẹ sang con.

Theo khuyến cáo của CDC chỉ định sử dụng kháng sinh trong chuyển dạ phòng ngừa GBS trong trường hợp:

  • Tiền sử sinh con nhiễm GBS.
  • Có GBS trong bệnh phẩm dịch âm đạo hay nước tiểu trong thai kỳ này.
  • Sàng lọc GBS trong bệnh phẩm dịch âm đạo dương tính ở tuần thai 35-37.
  • Không rõ tình trạng nhiễm GBS khi chuyển dạ và một trong các triệu chứng:
– Chuyển dạ trước 37 tuần
– Vỡ ối ≥ 18 giờ
– Nhiệt độ ≥ 38°C
  •  Không có chỉ định kháng sinh dự phòng GBS:
– Có biểu hiện nhiễm GBS thai kỳ trước (trừ khi có chỉ định tiêm phòng ở thai kỳ này).
– Có GBS trong bệnh phẩm dịch âm đạo hay nước tiểu thai kỳ trước (trừ khi có chỉ định tiêm phòng ở thai kỳ này).
– Sàng lọc GBS dịch âm đạo âm tính, bất kể có yếu tố nguy cơ trong chuyển dạ hay không.
– Đẻ mổ khi màng ối còn nguyên vẹn, bất kể tình trạng nhiễm GBS hay tuổi thai.
Khang-sinh-du-phong-chuan-bi-truoc-sinh

Kháng sinh dự phòng trong chuyển dạ:

  • Penicillin là lựa chọn đầu tay, có thể dùng ampicillin thay thế.
  • Sản phụ dị ứng nhẹ với penicillin có thể thay thế bằng cefazolin.
  • Nếu dị ứng mạnh với penicillin có thể thay thế bằng vancomycin hoặc clindamycin.

❊ Vai trò của bác sĩ sơ sinh trong cuộc đẻ?

Bác sĩ sơ sinh có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc đẻ để đảm bảo sự an toàn của trẻ sơ sinh trong quá trình sinh. Dưới đây là một số nhiệm vụ quan trọng của bác sĩ sơ sinh trong cuộc đẻ:

  • Kiểm tra theo dõi tiến trình cuộc đẻ cùng bác sĩ sản khoa
  • Quản lý các biến cố không mong muốn: Trong trường hợp có bất kỳ vấn đề nào xuất hiện, như mất dấu hiệu của thai nhi hay các vấn đề về sức khỏe của bé, bác sĩ sơ sinh phải can thiệp ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé.
  • Đón em bé ra đời: Bác sĩ sơ sinh có nhiệm vụ đón em bé ra đời một cách an toàn và đảm bảo rằng em bé không gặp vấn đề sức khỏe nào ngay sau khi ra đời.
  • Chăm sóc cho em bé sau khi ra đời: Sau khi em bé ra đời, bác sĩ sơ sinh phải kiểm tra tình trạng sức khỏe của em bé và đảm bảo rằng em bé có thể hô hấp và hoạt động bình thường. Bác sĩ sơ sinh cũng có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ sự sống ban đầu nếu cần thiết.

4. Lời kết

Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt với cơ sở vật chất khang trang, phòng sinh dịch vụ sạch sẽ, nhiều tiện ích, hệ thống trang triết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ Sản khoa – Nhi khoa chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm đã trở thành một trong những địa chỉ tin cậy cho các sản phụ thực hiện thăm khám và lựa chọn sinh con tại viện trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc

dich-vu-thai-san-tron-goi-Benh-vien-Lac-Viet-chuan-bi-truoc-sinh
Cơ sở vật chất, dịch vụ của bệnh viện hữu nghị Lạc Việt

Thấu hiểu được những lo lắng, băn khoăn của mẹ bầu trong suốt thai kỳ, Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt đã xây dựng gói dịch vụ thăm khám thai và gói sinh với mong muốn không chỉ hỗ trợ được tối đa những vấn đề về sức khỏe thai kỳ mà còn mang đến cho mẹ bầu sự an tâm được chăm sóc trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra hàng tháng Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt  tổ chức chương trình “Lớp học tiền sản” cung cấp cho mẹ bầu những kiến thức, hành trang để có thể trạng, tâm lý tốt nhất, có thể sẵn sàng “vượt cạn” thàng công. Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt luôn nỗ lực để đem lại cho các Sản phụ dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất không phụng sự sự tin tưởng đến từ quý khách hàng.

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết về dịch vụ thai sản trọn gói. Quý khách vui lòng liên hệ số Hotline: 19001269 – 0949232115 để được bệnh viện hỗ trợ!

Bài viết tham khảo:


Hệ thống Bệnh viện Lạc Việt

🏥 LVFH Vĩnh Yên: Đường Nguyễn Tất Thành, Định Trung, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
☎ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 1900 1269 hoặc 0949 232 115
🏥 LVFH Phúc Yên: Đường Hai Bà Trưng, Hùng Vương, TP. Phúc Yên, Vĩnh Phúc.     
☎ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0837 732 115