Biện pháp phòng chống nhiễm độc thuốc tê

Thứ ba, 17/01/2017

Thuốc tê được sử dụng rộng rãi trong y khoa. Mặc dù hiếm khi bị các tác dụng phụ hoặc biến chứng nặng do thuốc tê nhưng các nó vẫn xảy ra. Vậy có biện pháp phòng chống nhiễm độc thuốc tê không?

1. Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc thuốc tê

Thuốc tê có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, giảm xúc giác và trương lực cơ. Mức độ tác dụng tùy theo liều và nồng độ thuốc, mức độ tan trong mỡ và tổ chức tại nơi tiêm. Ngộ độc thuốc tê gồm một số biểu hiện lâm sàng như:

Ngộ độc thần kinh trung ương

Thường gặp với Lidocaine và chủ yếu là cơn co giật. Biểu hiện:

+ Kích thích: kích động, giật cơ, động kinh.

+ Ức chế: ngủ gà, mất ý thức, hôn mê hay ngưng thở.

+ Không đặc hiệu: vị kim loại trong miệng, tê quanh miệng, nhìn đôi, ù tai, hoa mắt, nói khó…

+ Xuất hiện cơn co giật toàn thân.

+ Có thể đi vào hôn mê và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Ngộ độc tim: (chỉ biểu hiện khi ngộ độc nặng)

Thường gặp với Bupivacaine. Độc tính tác dụng điện (các sợi dẫn truyền) và cơ (co cơ). Tùy theo liều lượng, thuốc tê ức chế sự đi vào nhanh của ion Na+ ở tế bào nhĩ và thất:

+ Lúc đầu có thể tăng động (tăng huyết áp, nhịp nhanh, rối loạn nhịp thất) rồi + Tụt huyết áp tiến triển.

+ Block nhĩ – thất do tốc độ dẫn truyền chậm, mạch chậm hay vô tâm thu.

+ Có thể xuất hiện: nhịp nhanh kịch phát trên thất, xoắn đỉnh, rung thất.

+ Phân ly điện cơ.

2. Phòng ngừa biến chứng nhiễm độc thuốc tê

Trong đa số các trường hợp có thể dự phòng bằng cách:

+ Áp dụng kỹ thuật gây tê đúng.

+ Lựa chọn thuốc tê thích hợp.

+ Theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong và sau khi tiêm thuốc.

Để giảm bớt các nhiễm độc nặng có thể phối hợp:

Tiền mê:

+ Không nên dùng nhóm thuốc Benzodiazepine vì có thể che lấp các triệu chứng của nhiễm độc thuốc tê. Đồng thời Benzodiazepine làm gia tăng nồng độ bupivacain trong máu và làm giảm hiệu quả hồi sức trong trường hợp nhiễm độc tim do Bupivacaine. Nên dùng Midazolam (Hypnovel) để tránh tai biến này.

+ Chỉ sử dụng nhóm thuốc Benzodiazepine với mục đích cắt cơn co giật khi bị nhiễm độc xảy ra.

Chọn thuốc tê:

Các thuốc tê càng có tác dụng kéo dài càng dễ nhiễm độc.

+ Sử dụng các thuốc tê mới Ropivacaine có độ mạnh và thời gian tác dụng giống Bupivacaine nhưng ít gây nhiễm độc hơn Bupivacaine.

+ Chống chỉ định tuyệt đối gây tê vùng tĩnh mạch bằng Bupivacaine.

+ Trong các trường hợp phải sử dụng thuốc tê thì nên lựa chọn Xylocain vì tần suất nhiễm độc thấp, ít nhiễm độc tim và dễ điều trị nếu xảy ra nhiễm độc.

+ Trong gây tê ngoài màng cứng kết hợp thuốc tê với Adrenalin với mục đích làm giảm sự hấp thu thuốc vào máu hiện đang còn nhiều tranh luận.

Liều lượng thuốc:

+ Không nên vượt quá tổng liều thuốc tê cho phép.

+ Tuy nhiên nhiễm độc thuốc tê có thể xảy ra ngay cả khi chưa đạt đến liều tối đa (nhiễm độc trong trường hợp này là do tốc độ tiêm thuốc). Hay gặp trong gây tê mổ lấy thai ở sản phụ chuyển dạ đẻ kéo dài.

Kỹ thuật tiêm – Theo dõi:

+ Luôn đặt một đường truyền ngoại biên trước khi tiêm thuốc tê cho bệnh nhân.

+ Chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ cấp cứu tuần hoàn và hô hấp để sử dụng khi cần.

+ Mắc monitor theo dõi huyết áp, mạch, SpO2 trước, trong và sau khi tiêm.

+ Nhân viên y tế luôn quan sát bệnh nhân khi tiêm để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn địa chỉ uy tín khi làm các thủ thuật, phẫu thuật có dùng thuốc tê. Tại Vĩnh Phúc, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt. Tại sao lại như vậy?

+ Thuốc tê có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

+ Bác sĩ gây tê có tay nghề và kỹ thuật cao

+ Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại

+ Gây tê theo đúng quy trình

Trên đây là những chia sẻ của Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt về biểu hiện và biện pháp phòng chống nhiễm độc thuốc tê. Hy vọng những chia sẻ này hữu ích và mọi người có định hướng đúng đắn trước khi lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng.

BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ LẠC VIỆT – CHĂM SÓC BẠN BẰNG CẢ TRÁI TIM!