Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân, Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt trang bị máy DEXXUM (Hàn Quốc) phục vụ đo loãng xương. Với tiêu chí góp phần làm giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh loãng xương tại Việt Nam, Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt giảm 20% chi phí dịch vụ ‘Đo độ loãng xương toàn thân” cho khách hàng.
Theo số liệu thống kê của Hội Loãng xương, ước tính nước ta hiện có khoảng 2,8 triệu người mắc bệnh loãng xương, trong số đó có đến 2,1 triệu phụ nữ đang “chung sống” với loãng xương và gánh chịu những hệ lụy nặng nề do căn bệnh nguy hiểm này gây ra.
Biến chứng gãy xương do loãng xương nguy hiểm không kém nhồi máu cơ tim và đột quỵ với tỷ lệ tử vong 20% và đến 50% bị thương tật vĩnh viễn. Hiện nay, tại châu Á, trong đó có Việt Nam, chi phí điều trị loãng xương tăng nhanh đến chóng mặt, ở mức tương đương với chi phí điều trị hai căn bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ là ung thư vú và cổ tử cung cộng lại, và ước tính tới năm 2050, thế giới có thể phải tốn tới 131,5 tỉ USD để chữa trị những ca chấn thương liên quan đến loãng xương.
Khi bị loãng xương, người bệnh không chỉ bị các cơn đau nhức hành hạ mà còn có nguy cơ bị chấn thương nặng hoặc thậm chí là tử vong do gãy xương.
Thế nhưng điều đáng quan ngại hơn cả là đa số người dân vẫn chưa ý thức rõ về căn bệnh này và những hệ lụy nghiêm trọng của nó nên chưa có biện pháp phòng tránh phù hợp.
Nguy cơ loãng xương
– Khi còn trẻ, tốc độ tạo xương lớn hơn tốc độ huy động chất khoáng từ xương. Sự tạo xương thường đạt tới đỉnh điểm ở khoảng 30 tuổi, sau 30 tuổi quá trình hủy xương nhanh hơn tạo xương quá trình tạo mô xương mới làm mất dần cấu trúc xương.
– Giai đoạn tiền mãn kinh, hàng năm, phụ nữ bị mất dần một lượng tổ chức xương nhất định gồm:
+ Xương xốp: mất khoảng 1%/năm
+ Xương chắc: khoảng 0.5%/ năm.
– Ở thời kỳ mãn kinh, tỷ lệ mất xương tăng đến 2 -3 %/năm
Dấu hiệu nhận biết
– Thông thường loãng xương không gây đau, không có bất cứ biểu hiện gì, khi có biểu hiện đầu tiên có thể là biến chứng của loãng xương.
– Đau cột sống cấp tính (thường là xẹp đột sống), giảm đau khi nằm.
– Gù lưng, giảm chiều cao, các biến dạng này có thể gây đau.
– Biến chứng gãy xương (thường gặp đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu…), đau kéo dài do chèn ép thần kinh, gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực, …
Hậu quả của loãng xương
– Loãng xương làm cột sống suy yếu nên lâu ngày mất, gãy xương với một chấn thương nhẹ.
– Nếu loãng xương trầm trọng, bệnh nhân có thể bị đau nhiều và đôi khi bị liệt.
– Một số người bị loãng xương trầm trọng có thể bị biến dạng xương và hình dạng cơ thể.
– Gây các bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu,…
Những ai có nguy cơ bị loãng xương
– Phụ nữ từ 45-50 tuổi có nguy cơ cao đối với loãng xương loại I (loãng xương sau mãn kinh).
– Những người trên 65 tuổi gặp cả nam và nữ.
– Những phụ nữ xương nhỏ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn.
– Mãn kinh sớm làm tăng nguy cơ mắc loãng xương.
– Thiểu năng tuyến sinh dục như tinh hoàn nhỏ, thiếu testosterone,… ở nam giới.
– Thói quen sinh hoạt: ăn thức ăn có ít canxi hoặc vitamin D; ít vận động và ít tập thể dục, nghiện rượu, hút thuốc.
– Các bệnh mạn tính và dùng thuốc điều trị gồm:
+ Thuốc điều trị rối loạn nội tiết, điều trị suy tủy, rối loạn collagen, bệnh dạ dày ruột.
+ Dùng các glucocortocoid trong thời gian dài để chữa các bệnh hen, viêm khớp có thể làm tổn thương xương.
Phòng và điều trị loãng xương như thế nào
Phòng bệnh loãng xương
– Kiểm tra định kỳ: Nên kiểm tra để xác định mật độ xương 01 năm/ lần bằng máy đo loãng xương toàn thân.
– Tập thể dục: tập aerobic, chạy bộ, đi bộ, leo cầu thang.
– Dinh dưỡng: Chế độ ăn giàu calci trong suốt cuộc đời như sữa, sữa chua, phomat, nhiều loại rau, ngũ cốc, đậu và một số loại cá.
– Dùng thuốc bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ:
+ Phụ nữ 25-50 tuổi và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh: bổ sung 1000 mg canxi một ngày và 400 UI vitamin D.
+ Phụ nữa có thai và phụ nữ đang cho con bú: 1500 mg canxi một ngày.
+ Phụ nữa sau mãn kinh dưới 65 tuổi và không dùng liệu pháp thay thế hormon: 1500 mg canxi và 400-800 UI vitamin D.
+ Đàn ông 25-65 tuổi: 1000 mg canxi.
+ Tất cả mọi người (cả nam và nữ) trên 65 tuổi: 1500 mg canxi.
Điều trị loãng xương
– Các biện pháp không dùng thuốc:
+ Duy trì các bài tập thể dục thông thường có chịu đựng sức nặng của cơ thể như đi bộ, khiêu vũ, tennis,…
+ Không uống rượu, hút thuốc lá.
+ Chế độ giàu canxi trong suốt cuộc đời.
+ Tránh ngã.
+ Khi có biến dạng cột sống (gù, vẹo) cần đeo đai lưng cố định cột sống giúp trợ lực côt sống.
– Biện pháp dùng thuốc: Giảm đau, thuốc tăng tạo xương, thuốc chống hủy xương điều trị kéo dài.