Bệnh tiêu chảy cấp tính là bệnh phổ biến thường gặp nhất ở trẻ em, chỉ đứng sau nhiễm trùng đường hô hấp. Dù vậy, theo WHO trên toàn thế giới, tiêu chảy cấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là các nước đang phát triển, trung bình mỗi năm có 525.000 trẻ.
Tiêu chảy cấp là gì?
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước nhiều hơn 2 lần trong vòng 24 giờ. Trong đó, tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính, kéo dài không quá 14 ngày.
Mỗi năm có khoảng 2,5 tỷ ca tiêu chảy cấp ở trẻ em được ghi nhận. Mỗi ngày trôi qua có khoảng 1400 trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chết vì tiêu chảy cấp. Mặc dù đây là căn bệnh hoàn toàn có thể dự phòng và điều trị được.
Đối tượng nguy cơ cao bị bệnh tiêu chảy cấp
- Trẻ em <5 tuổi, người cao tuổi >60 tuổi
- Vệ sinh cá nhân không tốt
- Lam dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến loạn khuẩn ruột
- Độ pH dịch vụ giảm : bệnh lý viêm dạ dày mạn, sử dụng nhiều thuốc ức chế bài tiết acid
- Suy giảm hệ miễn dịch: HIV/AIDS, hóa trị bệnh ung thư, suy dinh dưỡng,…
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tiêu chảy cấp nguyên nhân thường do thức ăn không phù hợp hoặc do nhiễm khuẩn thực phẩm.
- Virus: Các loại virus có thể gây tiêu chảy như Norwalk Virus, Cytomegalo Virus, Hepatitis. Ngoài ra, Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp ở trẻ em, Norovirus là ở người lớn.
- Vi khuẩn và ký sinh trùng: Thực phẩm và nước bị ô nhiễm có thể truyền vi khuẩn và ký sinh trùng vào cơ thể. Ngoài ra, còn có vi khuẩn Clostridium difficile có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến tiêu chảy. Nó có thể xảy ra sau một đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc đang điều trị tại viện.
- Thuốc: Nhiều loại thuốc như kháng sinh có thể gây tiêu chảy. Chúng tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và xấu, làm xáo trộn cân bằng vi khuẩn trong ruột. Các loại thuốc khác gây tiêu chảy như thuốc ung thư, thuốc kháng axit có magie,…
- Không dung nạp Lactose, Fructose: Đây là loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Những người gặp vấn đề trong việc tiêu hóa đường sữa sẽ bị tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa. Thêm vào đó, những người gặp vấn đề trong tiêu hóa fructose có thể dẫn đến tiêu chảy.
- Chất ngọt nhân tạo Sorbitol và Mannitol có trong kẹo cao su và các sản phẩm không đường khác có thể gây tiêu chảy cho một số người khỏe mạnh.
- Phẫu thuật cắt bỏ túi mật, bụng,… đôi khi có thể gây ra tiêu chảy.
Triệu chứng bệnh tiêu chảy cấp
- Đau bụng: Đau quanh rốn, đau quặn từng cơn, mỗi cơn từ 2-3 phút
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy: nhiều hơn 2 lần/ngày, phân lỏng tóe nước. Một số trường hợp phân có lẫn máu, hoặc màu trắng.
- Da khô, khát nước, nước tiểu sẫm màu
- Gầy sút cân nhanh
Các biện pháp phòng ngừa bệnh
- Khi thấy trẻ bị tiêu chảy 2-3 lần trong ngày thì cần cho trẻ uống oresol để bù nước và điện giải.
- Nên cho trẻ được bú mẹ ít nhất 6 tháng, kéo dài tới 2 tuổi sẽ giảm nguy cơ tiêu chảy. Cho trẻ uống vitamin A cũng có thể giúp hạn chế bị tiêu chảy.
- Đảm bảo vệ sinh: Dụng cụ chế biến và thức ăn phải sạch sẽ, ăn chín uống sôi. Tráng nước sôi trước khi cho trẻ dùng
- Vệ sinh môi trường: Nhà trường phải có nguồn nước sạch để phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho học sinh. Khu vệ sinh sạch sẽ, rác để đúng nơi quy định, hạn chế gây ô nhiễm.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc trang bị thêm thuốc kháng sinh nếu đi du lịch ở những vùng hoang sơ, hẻo lánh.
- Tiêm phòng để bảo vệ trẻ khỏi rota virus, nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy do virus ở trẻ em.
——————————————–