Khám phát hiện sớm động kinh ở trẻ em miễn phí cùng chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung Ương

Thứ sáu, 27/07/2018

Theo thống kê, có tới 60% số trẻ khám về thần kinh bị mắc động kinh (số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương). Trẻ bị mắc động kinh sẽ dễ tái phát những cơn co giật không rõ nguyên nhân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, sinh hoạt. Điều đáng lo ngại là bệnh động kinh đang gia tăng đến mức báo động ở trẻ em.

động kinh trẻ em

Các nguyên nhân gây động kinh trẻ em

Yếu tố nguy cơ trước khi sinh:

  • Mẹ bị chấn thương khi mang thai.
  • Mẹ bị nhiễm độc chì nặng khi mang thai.
  • Hẹp hộp sọ thai nhi.

Yếu tố nguy cơ trong sinh:

  • Sinh non dưới 37 tuần.
  • Cân nặng khi sinh dưới <2.500g
  • Ngạt thở khi sinh.
  • Do can thiệp sản khoa: dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy.
  • Vàng da nhân não: vàng da sơ sinh sớm (ngày thứ 1 – 3) kèm theo dấu hiệu thần kinh như bỏ bú, tím tái, co giật, hôn mê.
  • Hạ đường máu sau sinh nặng kèm theo suy hô hấp nặng.

Yếu tố nguy cơ sau sinh:

  • Chảy máu não-màng não.
  • Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não, viêm màng não.
  • Suy hô hấp nặng vì các nguyên nhân khác nhau.
  • Chấn thương sọ não
  • Bệnh chuyển hoá tiến triển.

Biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ em

– Nhìn chằm chằm, vô hồn vào khoảng không trong vài giây đến vài phút, xảy ra vài lần trong ngày.

– Đột nhiên té ngã không vì lý do gì cả.

– Buồn ngủ thường xuyên và khó chịu bất thường khi bị đánh thức.

– Lặp đi lặp lại hành động gật đầu, nháy mắt hoặc chép miệng liên tục.

– Trẻ phản ánh rằng hay nhìn thấy, nghe, ngửi thấy những thứ không có thật tại thời điểm đó, hoặc có cảm giác lạ trong người.

– Cười quá nhiều trong ngày, gần như là liên tục.

– Cử động giống nhau bằng cả hai tay ở trẻ sơ sinh.

– Đau bụng đột ngột đi kèm với việc lú lẫn, buồn ngủ.

– Có những thời điểm sợ hãi, tức giận hoặc lo lắng đột ngột không rõ nguyên nhân.

– Không thể nói chuyện hoặc giao tiếp bình thường trong thời gian ngắn.

– Thường xuyên có cử chỉ, hành vi bất thường hoặc gặp khó khăn trong việc học.

Khi có các dấu hiệu này, không phải 100% trẻ sẽ bị động kinh. Tuy nhiên, cần đưa trẻ đến bác sĩ để làm xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm chẩn đoán một cách chính xác.

Những khó khăn mà trẻ động kinh có thể gặp:

Trẻ động kinh nặng thường bị chậm phát triển trí tuệ nên gặp phải nhiều vấn đề như sau:

  • Khó khăn khi học kỹ năng tự chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Có những nguy cơ, nguy hiểm nếu cơn động kinh xảy ra trong khi đi lại và sử dụng phương tiện giao thông công cộng như ngã, tai nạn.
  • Trẻ gặp khó khăn hoặc không thể học đọc, học viết và tính toán.
  • Gặp khó khăn hoặc mất hoàn toàn khả năng điều phối vận động.
  • Trẻ có thể bị dị tật về nhìn như lác mắt, sụp mí, rung giật nhãn cầu.
  • Kém hoặc không chú ý, thiếu tập trung.
  • Trí nhớ kém, nghe kém.động kinh ở trẻ em
  • Thiếu kỹ năng xử lý các vấn đề.
  • Khó khăn khi định hướng.
  • Trẻ có thể tự kích động mình: như đập đầu, lăn đùng ra đất.
  • Trẻ có thể kém trong giao tiếp xã hội. Dễ bị người xung quanh hiểu lầm dẫn tới bị ghét bỏ, xa lánh

điều trị động kinh trẻ em

Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo và Thạc sĩ.Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền, chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung Ương sẽ trực tiếp khám, tư vấn tại PHÒNG KHÁM SÀNG LỌC, QUẢN LÍ VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH TRẺ EM – Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt từ ngày 28/7/2018, phòng khám bao gồm các chức năng chính sau:
– Sàng lọc và phát hiện sớm Động kinh trẻ em
– Quản lí và điều trị Động kinh trẻ em
– Khám và điều trị các bệnh Hô hấp. Tiêu hóa. Tai mũi họng Trẻ em, …
Đặc biệt, nhân dịp khai trương Phòng khám ngày 28/7/2018, các chuyên gia của Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt sẽ tư vấn miễn phí tất cả các trường hợp về động kinh trẻ em.

Chi tiết xin liên hệ HOTLINE: 1900 1269