Sỏi niệu quản gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Vậy có phương pháp điều trị dứt điểm sỏi niệu quản không?
Niệu quản là con đường duy nhất dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nếu con đường này bị sỏi làm tắc thì thận sẽ bị ứ nước, gây nhiễm trùng, viêm thận dẫn đến hư thận. Khi sự lưu thông dòng nước tiểu bị cản trở sẽ có hiện tượng ứ trệ một phần hay toàn phần khiến thận suy giảm chức năng, gây tàn phá các tiểu cầu thận, giãn đài bể thận, thận giãn to và mỏng dần. Theo thống kê, ở Việt Nam bệnh sỏi đường tiết niệu chiếm từ 2/3 đến 3/4 trong các bệnh về đường tiết niệu. Có khoảng 80% sỏi niệu quản từ trên thận rớt xuống. Một số sỏi niệu quản sinh ra tại chỗ do dị dạng niệu quản như niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ…
Hầu hết ở giai đoạn đầu sỏi hình thành chưa gây ra triệu chứng cho người bệnh cho đến khi kích thước sỏi phát triển gây nên những cơn đau quặn thắt lưng thậm chí gây tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu người bệnh mới đi thăm khám và phát hiện bệnh. Việc điều trị sỏi niệu quản còn tùy vào kích thước và vị trí của sỏi bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp phù hợp như:
1. Điều trị nội khoa
Uống nhiều nước, 2-3 lít mỗi ngày, có thể làm cho sỏi nhỏ thoát ra khi đi tiểu. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều canxi oxalat như sữa, phô mai, nước chè đặc, ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi axít uric, tăng cường hoạt động với mục đích giúp sỏi di chuyển ra ngoài như chơi bóng bàn, đạp xe đạp, nhảy dây… Tùy vào kích thước sỏi, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc làm tan sỏi, giảm những cơn đau do sỏi niệu quản gây ra.
2. Tán sỏi niệu quản ngược dòng
Tán sỏi niệu quản ngược dòng là phương pháp tối ưu giúp tán sỏi có kích thước từ 2-2,5 cm. Đây là phương pháp thực hiện nhanh chóng, an toàn, theo đó người bệnh sẽ chỉ cần thực hiện gây tê tủy sống không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp việc thực hiện tán sỏi niệu quả được diễn ra nhanh chóng, trong điều kiện vô khuẩn. Bác sĩ đưa máy qua niệu đạo và bơm nước mạnh theo ống dẫn nước cho niệu đạo mở rộng. Theo dây dẫn ống soi vào niệu quản để nong niệu quản, đi dần lên vị trí có sỏi và đưa que tán laser vào tán sỏi. Thậm chí trong quá trình này, trường hợp người bệnh có xuất hiện polyp niệu quản, bác sĩ có thể thực hiện đốt polyp tiết kiệm thời gian và an toàn.
3. Phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản
Các trường hợp sỏi niệu quản cần can thiệp: Sỏi niệu quản trên thận độc nhất; có sốt, bạch cầu, urê trong máu tăng; đau quặn thận và nôn ói không thuyên giảm khi tiêm thuốc giảm đau. Khi nhiễm trùng xảy ra trên một niệu quản bị tắc nghẽn cần phải can thiệp giải quyết càng sớm càng tốt. Phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản được đánh giá cao vì ít đau sau phẫu thuật, thời gian phục hồi nhanh, người bệnh không phải nằm viện lâu. Căn cứ vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nội soi lấy sỏi niệu quản qua ổ bụng hoặc khoang sau phúc mạc. Phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản được chỉ định cho các trường hợp không thể điều trị nội khoa hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt về phương pháp điều trị sỏi niệu quản. Mọi thông tin về bệnh vui lòng liên hệ hotline 0949 232 115 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.