Viêm phế quản là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Thứ Năm, 18/07/2019

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản là bộ phận mang không khí đến và đi từ phổi của bạn. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất nhầy (đờm) đặc, có thể bị đổi màu. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính, trong đó viêm phế quản cấp tính là một loại bệnh khá phổ biến xảy ra do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm phế quản mãn tính, một dạng nghiêm trọng hơn, là sự kích thích liên tục hoặc viêm niêm mạc của ống phế quản, thường là do hút thuốc thời gian dài gây nên.

Viêm phế quản cấp tính, còn được gọi là cảm lạnh, thường cải thiện trong vòng một tuần đến 10 ngày mà không có tác dụng kéo dài, mặc dù ho có thể kéo dài trong nhiều tuần.Tuy nhiên, nếu bị viêm phế quản nhiều cấp tính nhiều lần, bạn có thể bị viêm phế quản mãn tính, cần được theo dõi và chăm sóc y tế. Viêm phế quản mãn tính là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Đối với viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản mãn tính, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Ho kéo dài
  • Sản xuất chất nhầy (đờm), có thể có màu trong, trắng, xám vàng hoặc xanh lục – hiếm khi, nó có thể có vệt máu
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Sốt nhẹ và ớn lạnh
  • Tức ngực

Nếu bị viêm phế quản cấp tính, người bệnh có thể có các triệu chứng cảm lạnh, chẳng hạn như nhức đầu nhẹ hoặc đau nhức cơ thể. Mặc dù các triệu chứng này thường cải thiện trong khoảng một tuần, nhưng người bệnh có thể bị ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần.

Viêm phế quản mãn tính: là ho khan kéo dài ít nhất ba tháng, với các cơn tái phát xảy ra trong ít nhất hai năm liên tiếp.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm phế quản
+ Thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, dựa vào các dấu hiệu lâm sàng như: ho, ho có đờm, ho dai dẳng, kéo dài, thở khò khè, tức ngực, sốt … Sử dụng ống nghe để nghe âm thanh thở của người bệnh đồng thời phát hiện các âm thanh khác bất thường ở phổi.

+ Chụp Xquang ngực

+ Xét nghiệm đờm dãi: Xác định xem có nhiễm virus trong đờm hay có sự xuất hiện của vi khuẩn không.

+ Kiểm tra đánh giá chức năng phổi: Đo lượng không khí mà phổi có thể giữ được và tốc độ đẩy không khí ra khỏi phổi.

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm phế quản

+ Sử dụng thuốc kháng sinh nếu viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn hoặc ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.

+ Ho dai dẳng, kéo dài gây tổn thương cổ họng cần dùng thuốc giảm ho.

+ Kết hợp một số thuốc khác : giúp giảm tình trạng viêm và dị ứng.

Điều trị viêm phế quản mạn tính:
+ Tiến hành phục hồi chức năng bằng việc xây dựng các bài tập thể dục phù hợp giúp thở dễ dàng hơn.

Đối với trẻ em bị mắc bệnh viêm phế quản:
+ Chỉ dùng kháng sinh khi chắc chắn trẻ bị viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn.

+ Tích cực hút đờm cho trẻ khi ho có nhiều đờm, bác sĩ có thể kê thêm thuốc loãng đờm cho trẻ và trẻ cần được uống nhiều nước.

+ Giữ cho không khí trong nhà luôn sạch, không bụi bẩn và không khói thuốc giúp phòng bệnh cho trẻ.

+ Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh trẻ bị nhiễm lạnh khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột.

+ Điều trị kịp thời, dứt điểm khi trẻ bị viêm mũi họng, viêm amidan để phòng tránh biến chứng gây viêm phế quản.