Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Thứ Ba, 11/09/2018

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống dễ mắc phải nhưng rất khó chữa. Tiếp cận sai phương pháp không chỉ dẫn đến tốn kém chi phí điều trị mà còn khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài bị rách hoặc đứt, tạo nên những khe hở, nhân nhầy luôn tạo ra một áp lực lớn để chui qua khe hở này với tốc độ rất nhanh, hình thành một khối gọi là khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy. Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là ở thắt lưng và cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân chủ yếu:

– Sai tư thế: Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.

– Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.

– Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.

Các yếu tố thuận lợi khác gây bệnh:

– Cân nặng: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ thoát vị đĩa đệm gấp 12 lần so với người bình thường.

– Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống là những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

– Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.

– Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng có thể khác nhau tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện khi nhân nhầy trung tâm thoát ra ngoài, chèn vào mô xung quanh có dây thần kinh đi qua. Trường hợp khác, khi thoát vị, nhân lồi phản ứng với hệ cung cấp máu xung quanh gây kích ứng các mô, tạo phản ứng viêm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

– Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội;

– Đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng;

– Đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa, đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn.

– Tê hoặc yếu 2 chi. Ngón chân cái khó gấp – duỗi, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông.

– Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện. Để giảm đau nhức, người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

– Đau hoặc cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai.

– Đau nhức, bị tê ở ngón tay cái của bàn tay, cổ tay, mất cảm giác các vùng.

– Đau tăng khi xoay cổ, ưỡn cổ, làm việc nhiều hoặc lái xe.

– Cử động của cánh tay kém linh hoạt do bị mất lực, suy nhược cơ bắp tay, khó khăn trong cầm nắm đồ vật.

– Trong một số tường hợp, người bệnh có thể bị đau đầu, nhức đầu, chóng mặt.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm

Với kinh nghiệm nhiều năm cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, Bệnh viện Lạc Việt tự hào chữa trị đẩy lùi các bệnh lý xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa,…


Với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, dùng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng cắt giảm cơn đau tạm thời. Nếu lạm dụng thuốc giảm đau mạnh chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Tại Khoa Đông Y Phục Hồi Chức Năng Bệnh viện Lạc Việt, bằng việc kết hợp phương pháp điều trị Y Học hiện đại, Y học cổ truyền và vật lý trị liệu làm giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của thuốc tây y sẽ giải quyết gốc rễ của bệnh – tác nhân gây ra các cơn đau. Đồng thời, bệnh nhân được hướng dẫn cách luyện tập, phòng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như các bệnh lý về xương khớp khác.

– Y học hiện đại và Y học cổ truyền: Điều trị kết hợp giữa các thuốc Tây y tăng dẫn truyền thần kinh, tăng tái tạo dây thần kinh ngoại vi và Y học cổ truyền: Điện châm, thủy châm xoa bóp bấm huyệt, thuốc đông y hành khí hoạt huyết, bổ can thận giúp làm hồi phục tế bào thần kinh bị tổn thương, đồng thời giúp lưu thông khí huyết giúp giảm đau hiệu quả.

– Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống, máy điện xung, bó nến Parafin, điện châm không dùng kim, điều trị bằng máy khí nén có nhiệm vụ kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa.

Đĩa đệm khi bị sai cấu trúc gây đau, rất khó trở lại trạng thái ban đầu nếu không có tác động hỗ trợ điều trị từ bên ngoài. Vì vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần biết lắng nghe cơ thể. Nhận biết sớm và tiếp cận đúng phương pháp giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, khả năng phục hồi nhanh, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.